Đẹp

Muốn "tút lại nhan sắc" đón Tết, nhưng bạn cần cẩn trọng với những phương pháp này

Kể cả có ham hố làm đẹp đến đâu thì các nàng nên cẩn trọng khi chọn lựa các phương pháp làm đẹp này.

Lăn kim

Bất kỳ người phụ nữ nào cũng muốn chăm chút thật kỹ càng và cẩn thận cho làn da của mình. Chính vì vậy các phương pháp làm đẹp hay giúp trẻ hoá làn da bao giờ cũng thu hút đông đảo chị em nghiên cứu và thử nghiệm.

Với những tác dụng được quảng cáo hấp dẫn như trị tận gốc sẹo rỗ, sẹo thâm, nám sâu, tàn nhang, lỗ chân lông to, mụn cám, mụn đầu đen bằng công nghệ của Thụy Sỹ, Hàn Quốc… nhiều chị em đã sẵn sàng chi số tiền lớn để lăn kim lên da mặt, mong muốn có một làn da như mơ ước. Nhưng, đã có nhiều phụ nữ vì tin lời quảng cáo hấp dẫn đã lãnh hậu quả buồn cho da mặt mình.

Cô nàng này chia sẻ tình trạng da của mình sau 3 ngày lăn kim. Da có hiện tượng sưng đỏ do tác động của kim lăn là chuyện bình thường nhưng vấn đề là da cô còn bong tróc rồi đóng vẩy thành từng mảnh, nhìn rất sợ.
Cận cảnh làn da bong tróc và đóng vẩy thành từng mảng sau khi lăn kim của cô.
Da không chỉ sưng đỏ hết lên mà còn đóng vẩy thành mảnh to. Lăn kim giúp cải thiện làn da nhưng sau khi thực hiện làn da thậm chí còn hư tổn nghiêm trọng hơn.
Tình trạng da đóng vảy và mẩn đỏ sau lăn kin xảy ra với khá nhiều người. So với tình trạng da của cô nàng trên thì làn da của cô gái này có phần đỡ hơn đôi chút nhưng vẫn để lại hư tổn khá nhiều sau khi thực hiện.
Làn da xuất hiện thêm những lỗ nhỏ li ti sưng đỏ, nếu không cẩn thận rất có thể sẽ tạo nên các vết rỗ trên da.

Theo các BS da liễu, tái sử dụng kim, dù là kim tốt hoặc dùng kim Trung Quốc giá cực mềm, đều ẩn chứa nguy cơ. Với kim tái sử dụng nhiều lần, không đảm bảo chất lượng lại được thực hiện trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, sẽ gia tăng nguy cơ tổn thương và viêm nhiễm, kéo theo hiện tượng sưng tấy da kéo dài, có thể tới vài tuần. Ngoài ra còn các rủi ro khác: nhiễm trùng, nhiễm HIV/AIDS nếu không vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn bệnh viện. Riêng loại kim trôi nổi, đầu kim không đủ nhỏ và sắc, khi thực hiện trị liệu sẽ làm rách mô liên kết, thủng mạch và mao mạch máu dẫn đến hình thành các ổ tụ huyết cầu dưới da làm da sạm đen sau khi lăn. Rất có thể những trường hợp hư tổn trên là do kim lăn không được làn sạch sâu, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập, mặc dù thực hiện với mục đích chữa trị da nhưng lại vô tình khiến da càng thêm hư tổn.
Cô nàng chia sẻ tình trạng da chi chít mụn sau khi lăn kim.
Da mẩn đỏ, tiết nhiều nhờn, sưng tấy và mụn nhọt xuất hiện nhiều hơn hẳn, đó chính là vấn đề mà cô nàng gặp phải sau khi lăn kim.
Cô nàng còn chia sẻ, thực hiện lăn kim đến lần thứ 3 thì tình trạng da nghiêm trọng quá nên phải dừng ngay lại và phải gặp bác sĩ da liễu để điều trị.

Phun/thêu/xăm lông mày

Phương pháp phun/thêu hay xăn lông mày đã xuất hiện từ lâu và ngày càng được cải tiến cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của các chị em. Mặc dù chỉ là phương pháp thẩm mỹ vô cùng đơn giản, không thể so sánh với những ca phẫu thuật nguy hiểm nhưng phương pháp làm đẹp với lông mày cũng tiềm ẩn những biến chứng chẳng chừa một ai nếu bạn không tìm hiểu và nghiên cứu cẩn thận trước khi thực hiện.

Muốn được làm theo mẫu nhưng mà không may mắn rồi, đành hẹn lần sau vậy.
Hay như trường hợp này, lông mày như tạc khiến khuôn mặt cứng đơ, sưng phù.

Nhấn/cắt mí mắt

Đây được coi là xu hướng tiểu phẫu thẩm mỹ phổ biến và rất được ưa chuộng tại Châu Á. Tuy nhiên nhấn hay cắt mí lại tiềm tàng nhiều hiểm họa hơn cả. Vùng mi mắt tập trung nhiều mạch máu, dây thần kinh quan trọng, cũng như việc con ngươi mắt ở ngay bên trong, tất cả đòi hỏi bác sĩ phải thật chính xác khi thao tác nếu không muốn bệnh nhân phải chịu nhiều biến chứng khủng khiếp.

Hình ảnh với đôi mắt sưng húp sau khi cắt mí của một cô gái Trung Quốc khiến nhiều tín đồ e ngại trước phương pháp tiểu phẫu này.
Để có được một đôi mắt hoàn chỉnh, tín đồ phải "sống" với đôi mắt sưng húp, tím bầm trong một thời gian. Thậm chí có nhiều người tình trạng sưng húp mãi không thuyên giảm.
Cô gái với phần mí mắt bị luồn chỉ lệch rõ rệt này là một trường hợp đang gây xôn xao mạng xã hội.

Nhấn má lúm

Phẫu thuật tạo má lúm đồng tiền là một thủ thuật đơn giản, không đến mức nguy hiểm như nâng ngực, gọt hàm... nhưng nó vẫn tiềm ẩn những nguy hiểm mà chị em không thể lường trước được. Nhiều cơ sở cam kết phẫu thuật không đau, không để lại sẹo hay biến chứng, thời gian thực hiện nhanh, làm xong có thể về nhà ngay, tạo vẻ đẹp tự nhiên, hiệu quả vĩnh viễn… Tin lời quảng cáo của các cơ sở, nhiều khách hàng thừa nhận đã thất vọng khi phẫu thuật tạo má lúm đồng tiền.

Một trong nhiều trường hợp biến chứng sau khi thực hiện phẫu thuật nhấn má lúm.
Cô gái này còn chia sẻ, vừa thực hiện nhấn má lúm 2 tháng trước và hiện tại thì hai bên má ngay chỗ nhấn má lúm sưng khá to, có cảm giác có mủ bên trong. Dùng ngón tay động vào khá đau rát. Sau khi xuất hiện những biến chứng này, cô đã phải đi khám ở rất nhiều bệnh viện và uống thuốc điều trị nhưng vẫn chưa có dấu hiện thuyên giảm.
Mới đây nhất là trường hợp của cô nàng này, sau 2 tháng làm má lúm vùng má bị sưng, khi tới bệnh viện khám thì được kết luận là do chỉ không tiêu gây ra hiện tượng viêm nhiễm bên trong, cũng theo lời cô nàng này thì chỉ tự tiêu được quảng cáo thực chất là chỉ ni lông.
Phần má bị sưng lên sau 2 tháng làm tiểu phẫu má lúm.

Xăm môi

Phương pháp xăm môi có thể giúp phái đẹp khắc phục mọi vấn đề về bờ môi của mình như kết cấu môi quá mỏng hay dày, viền môi thô và đặc biệt có thể tạo điểm nhấn rõ hơn cho bờ môi trái tim quyến rũ. Do dùng các mũi kim nhỏ đâm xuyên trực tiếp vào da nên phun, xăm môi vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt nếu thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ thiếu chuyên môn, nghiệp vụ.

Sưng, tấy đỏ kéo dài, chảy máu, nổi mụn, môi bị tụ mủ là những hậu họa khó lường sau khi xăm môi, bên cạnh biểu hiện hay gặp như sưng nề trong vài ngày đầu tùy cơ địa của từng người. Chưa kể các rủi ro có thể gặp phải như môi không đều màu, viền môi bị lệch, màu xăm bị biến đổi không như màu mực gốc đã chọn trước đó… Lạm dụng phun, xăm quá nhiều lần còn khiến chị em bị trơ da, da không ăn mực dẫn đến việc xăm màu lên môi trở nên vô cùng khó khăn và không đạt hiệu quả thẩm mĩ như mong muốn.

Trường hợp môi bị sưng tấy và nhiễm trùng sau khi phun môi.

Bơm môi

Bơm môi sử dụng Filler bơm vào vùng môi sau khi gây tê, tuy nhiên, trong một vài trường hợp, sẽ có phản ứng phụ xảy ra khi cơ địa người bơm môi không phù hợp với đặc tính của các chất làm đầy. Vậy nên bạn hãy chắc chắn rằng mình đã được bác sĩ tư vấn kỹ càng.

Trước vô vàn những lời quảng cáo: an toàn tuyệt đối, đúng như mong muốn, hay không hề đau đớn, vẫn có những trường hợp như đã nói ở trên: có thể là do dị ứng thuốc, thuốc tiêm không đảm bảo hay kỹ thuật tiêm không đúng... khiến đôi môi sau khi tiêm xong để lại những hậu quả, di chứng nghiêm trọng. Nhẹ nhất là môi bị sưng phồng, thiếu tự nhiên, nghiêm trọng hơn còn có nhiều trường hợp môi biến dạng.

Một trong những trường hợp xáy ra biến chứng khi bơm môi. Bờ môi sưng phồng do tiêm chất làm đầy. Có thể thấy rõ rệt, khuôn môi cũng lệch hẳn sang một bên khiến cả khuôn mặt mất cân đối.
Gần đây nhất là một trường hợp tiêm môi bị biến chứng nghiêm trọng. Không hiểu cô gái này đã tiêm phải chất làm đầy thế nào mà môi có hiện tượng mưng mủ, lở loét kinh khủng đến thế này.

Tác giả bài viết: M

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP