Mèn mén: món ăn là đặc sản truyền thống của đồng bào dân tộc Mông miền núi phía Bắc. Mèn mén được làm từ bột ngô hấp rồi đánh tơi ra, chế biến tuy không khó nhưng rất công phu.
Thắng cố: Món ăn truyền thống của người Mông, về sau trở thành món ăn của nhiều dân tộc khác như Dao, Tày.. Cả thịt và nội tạng ngựa hoặc trâu bò được làm sạch sẽ rồi cho vào nấu với các gia vị tùy theo từng phong tục của từng dân tộc.
Xôi ngũ sắc: món xôi đặc trưng của người Tày, Nùng. Màu xôi có được làm từ các màu của nước lá cây: trắng của gáo nếp nương, đỏ của cây cơm đỏ, tím của cây nếp cẩm, xanh của gừng, vàng của nghệ.
Thịt trâu gác bếp: Là một món ăn cực kì nổi tiếng của người Thái đen. Sau phần thịt được chọn làm là phần thịt đùi, sau khi ngấm gia vị dây thịt sẽ được đưa lên giàn, hun khói từ củi cây rừng.
Bánh khảo: Từ xưa bánh khảo được coi là lương khô của người dân tộc Tày, Nùng, bánh mang hương vị Tết rất riêng.
Lạp sườn: Người Thái đen có thịt trâu gác bếp thì người Tày/Nùng cũng có lạp sườn gác bếp. Khi thưởng thức món này, thực khách sẽ cảm nhận được sự ngọt của thịt lợn, vị dai của lòng non, mùi hương của khói bếp, mùi nắng của vùng núi Tây Bắc, vị đặc trưng của gia vị, mà không thể quên được.
Cơm Lam: là món ăn truyền thống không chỉ riêng của một dân tộc nào. Đó là món ăn đặc sản của vùng Tây Bắc. Cơm được nướng trong ống nứa, khi cơm chín, hạt dẻo thơm, ngon, ngọt mùi của ống nứa được nướng tiết ra.
Cá Pỉnh Tộp: Món cá này từ lâu đã trở thành món ăn đặc trưng của ẩm thực dân tộc Thái vùng Tây Bắc, được nhiều người biết đến. Món cá suối này sau khi được làm sạch, ướp với gia vị đặc trưng của đồng bào Thái rồi mang đi nướng.
Bánh Dày: Người Mông làm bánh dày khi Tết đến, xuân về. Cả bản, cả làng cùng nhau giã bánh. Bánh được làm từ bột gạo nếp, giã nhuyễn, nặn hình tròn, đặt trên là dong xanh.
Tác giả bài viết: Đoan Đoan