LTS: Trong báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Quốc hội mới đây, Bộ Giáo dục trình bày sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai dự án VNEN trên cơ sở khắc phục, rút kinh nghiệm từ những bất cập sau 3 năm thực hiện.
Cô giáo Đỗ Quyên có bài viết góp ý cho rằng, Bộ cần xác định đâu là những nguyên nhân chính khiến mô hình trường học này nhận nhiều phản đối từ phía phụ huynh, những điều mà trong báo cáo mới thể hiện được một phần rất nhỏ.
Và nếu mới chỉ nhận thức được phần rất nhỏ đó, việc rút kinh nghiệm sẽ không bao giờ chạm đích là khắc phục được bất cập, phát huy được tính hiệu quả VNEN.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Sau 3 năm triển khai áp dụng mô hình trường học mới VNEN ở 2 cấp Tiểu học và Trung học Cơ sở, nhiều địa phương trong cả nước đã đồng loạt lên tiếng về chất lượng học tập của học sinh bị giảm sút nên đã có đơn kiến nghị dừng triển khai mô hình dạy học này.
Ngày 18/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ có gửi công văn tới các địa phương về mô hình trường học mới, nêu rõ:
"Kết quả 3 năm thử nghiệm cho thấy mô hình có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường".
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục cũng thừa nhận việc áp dụng mô hình trường học mới VNEN chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương nên đã gặp khó khăn.
Do chưa nhận thức đầy đủ, chưa được chuẩn bị chu đáo, một bộ phận ngại đổi mới hoặc áp dụng mô hình máy móc; việc triển khai nóng vội... dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận.
Cô giáo Đỗ Quyên có bài viết góp ý cho rằng, Bộ cần xác định đâu là những nguyên nhân chính khiến mô hình trường học này nhận nhiều phản đối từ phía phụ huynh, những điều mà trong báo cáo mới thể hiện được một phần rất nhỏ.
Và nếu mới chỉ nhận thức được phần rất nhỏ đó, việc rút kinh nghiệm sẽ không bao giờ chạm đích là khắc phục được bất cập, phát huy được tính hiệu quả VNEN.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Sau 3 năm triển khai áp dụng mô hình trường học mới VNEN ở 2 cấp Tiểu học và Trung học Cơ sở, nhiều địa phương trong cả nước đã đồng loạt lên tiếng về chất lượng học tập của học sinh bị giảm sút nên đã có đơn kiến nghị dừng triển khai mô hình dạy học này.
Ngày 18/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ có gửi công văn tới các địa phương về mô hình trường học mới, nêu rõ:
"Kết quả 3 năm thử nghiệm cho thấy mô hình có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường".
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục cũng thừa nhận việc áp dụng mô hình trường học mới VNEN chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương nên đã gặp khó khăn.
Do chưa nhận thức đầy đủ, chưa được chuẩn bị chu đáo, một bộ phận ngại đổi mới hoặc áp dụng mô hình máy móc; việc triển khai nóng vội... dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận.
Bộ Giáo dục khẳng định, VNEN sẽ tiếp tục được triển khai trên cơ sở rút kinh nghiệm sau 3 năm thực hiện (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Vì những điều đó, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng vẫn sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai mô hình VNEN trên cơ sở khắc phục, rút kinh nghiệm từ những điều bất cập trên.
Nếu chỉ rút kinh nghiệm triển khai mô hình VNEN từ những hạn chế mà Bộ Giáo dục thừa nhận thì chắc chắn chẳng bao giờ mô hình VNEN mang lại hiệu quả thiết thực như mong muốn bởi nhiều lẽ.
Những hạn chế nêu trên chỉ là những điều rất nhỏ, trong khi đó nguyên nhân chính làm mô hình VNEN triển khai không hiệu quả lại chưa được đề cập và nhắc đến.
Thứ nhất: Lớp học với sĩ số quá đông (nơi nhiều gần 60 học sinh, nơi ít nhất cũng 35 em/ lớp).
Trong khi ở các nước mà đặc biệt tại nước “mẹ đẻ” của mô hình này, học sinh chỉ có 15-20 em/ lớp nhưng có tới 2 giáo viên dạy.
Với sĩ số học sinh như hiện nay, lớp học chia làm 6 - 8 nhóm, mỗi nhóm 6 - 8 em, các em cũng dễ nhìn bài, giáo viên không thể bao quát nổi nên dẫn đến việc ngộ nhận hay đánh giá sai năng lực học tập của từng em cũng là điều dễ hiểu.
Học sinh của chúng ta, khả năng tự học kém, nhiều cha mẹ ít quan tâm đến việc học của con mà hoàn toàn phó thác cho nhà trường nên việc chuẩn bị bài học ở nhà cũng có phần hạn chế.
Đã thế, do các em ngồi nhóm đông theo kiểu xoay mặt vào nhau suốt cả buổi học nên học sinh tự do nói chuyện, tự do trao đổi gây nên cảnh ồn ào, náo loạn trong lớp học.
Thứ hai: Tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp còn nhiều, chưa nói đến một số học sinh học hòa nhập gây khó khăn cho giáo viên trong khi hướng dẫn các nhóm học tập.
Nếu dành thời gian cho những đối tượng này nhiều, sẽ bỏ bê học sinh trong lớp; ngược lại, dành quá ít thời gian thì những em này sẽ chẳng có cơ hội tiến bộ.
Để khắc việc giảng dạy theo mô hình VNEN đạt hiệu quả chỉ còn cách Bộ Giáo dục nên quy định sĩ số học sinh trong một lớp VNEN từ 15 - 20 em/ lớp.
Đặc biệt cấm tuyệt đối tình trạng “lùa” học sinh lên lớp để đạt chỉ tiêu.
Mặt khác, chỉ nên chọn lọc những mặt ưu điểm phù hợp với giáo dục của chúng ta, tránh tình trạng “sao y bản chính”, áp dụng một cách máy móc như hiện nay.
Tác giả bài viết: Đỗ Quyên
Nguồn tin: