Một siêu thị ở miền nam Thái Lan tan hoang sau vụ đánh bom trước đây. (Ảnh: EPA) |
Các quan chức không khẳng định sự liên quan giữa hai vụ việc, nhưng bạo lực xảy ra sau khi chính phủ mở lại tiến trình đối thoại với lực lượng nổi dậy thuộc cộng đồng Hồi giáo Mã Lai ở khu vực phía nam của quốc gia với phần lớn dân số theo đạo Hồi.
Cuộc truy lùng và vây giáp xảy ra ở tỉnh Narathiwat. Cảnh sát và quân đội đã bao vây một ngôi nhà ở huyện Ra-ngae ngày 28/1, sau khi nhận được tin báo rằng những đối tượng liên quan đến các cuộc đánh bom vào năm ngoái đang trốn ở đó.
Giới chức nói rằng họ đã cố đàm phán với các đối tượng trước khi ập vào. Một kiểm lâm tình nguyện tham gia đã bị thương và 2 đối tượng bị tiêu diệt.
Trong một diễn biến khác, một người bị thương khi ít nhất 13 vụ nổ nhỏ xảy ra ở thị trấn Yala vào cuối ngày 28/1, chủ yếu ở ven đường trước các cửa hàng tiện lợi, chợ, bệnh viện thú ý và cửa hàng sửa xe hơi, phó phát ngôn viên cảnh sát Kissing Phathanacharoen cho biết.
Hôm qua, cảnh sát tìm thấy ít nhất 3 quả bom chưa nổ, được làm từ bình xịt và ống kim loại gắn thiết bị hẹn giờ.
Cảnh sát cho biết mục đích của loạt vụ nổ này là gây náo loạn chứ không phải gây thiệt hại hay thương vong.
Hầu hết các vụ tấn công xảy ra ở miền nam và chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm. Nhóm nổi dậy lớn nhất ở khu vực là Barisan Revolusi Nasional vẫn chưa lên tiếng.
Hơn 7.300 người đã thiệt mạng trong các cuộc nổi dậy từ năm 2004, tại các tỉnh chủ yếu có người Hồi giáo Mã Lai sinh sống như Yala, Pattani và Narathiwat, theo thống kê của tổ chức theo dõi bạo lực Deep South Watch.
Các nhóm nổi dậy đòi độc lập cho các tỉnh giáp biên giới với Malaysia. Những tỉnh này là một phần của nhà nước Hồi giáo Patani mà Thái Lan sáp nhập vào lãnh thổ của mình từ năm 1909 theo một hiệp ước với Anh.
Chính phủ Thái Lan gần đây nối lại đàm phán với nhóm nổi dậy lớn nhất ở khu vực sau gần 2 năm gián đoạn vì COVID-19.
Tác giả: Bình Giang
Nguồn tin: Báo Tiền phong