- Hãy đảm bảo lốp xe hoạt động tốt và được bơm đủ tiêu chuẩn: Kiểm tra áp suất lốp tiêu chuẩn có sẵn trong hướng dẫn sử dụng hoặc trên khung cửa người lái. Lốp xe không bị cắt/chém hay có vết phồng bất thường hoặc độ dày vân lốp còn trên 2 mm.
- Hãy kiểm tra tình trạng hệ thống đèn báo; Một thực tế là chẳng bao giờ bạn biết được đèn phanh hay đèn báo lùi bị cháy bóng. Hãy nhờ một người bạn đứng bên ngoài để cùng bạn kiểm tra hệ thống đèn (pha/cốt/hậu và cả sương mù hoạt động bình thường).
- Đảm bảo rằng mức dầu phanh, dầu trợ lực lái còn đầy đủ. Bình dầu phanh được đặt bên trong khoang động cơ với mức dung dịch ở trong vạch tiêu chuẩn (giữa khoảng Min/Max). Tương tự như vậy, bạn cũng nên kiểm tra bình nước rửa kính còn hay không; nếu là xe mới, nên mua theo chỉ định của nhà sản xuất hoặc nếu cần thiết, một chút nước rửa kính/rửa bát pha với nước sạch cũng là giải pháp tốt. Bạn cũng nên "nghía" qua bình đựng nước làm mát để có thể yên tâm trước khi khởi hành.
- Hệ thống phanh hoạt động tốt với những biểu hiện mà một người bình thường cũng có thể theo dõi được; khi đạp phanh không tiếng kêu bất thường từ hệ thống phanh, xe không lạng sang hai bên khi phanh trên đường thẳng, chân phanh có sự phản hồi khi đạp phanh chết cứng (nếu chân phanh từ từ hạ xuống khi bạn đạp hết phanh thì ngay lập tức đến garage để kiểm tra - do mất áp lực phanh).
Với những chuyến đi dài, có nhu cầu tìm nhà vệ sinh sạch sẽ, hãy nghĩ đến việc dừng tại một trạm xăng ven đường, đó là nơi sạch sẽ và an toàn cho cả mọi người. Nhân viên ở các cây xăng luôn sẵn sàng giúp đỡ, hoặc có thu phí thì cũng ở mức hợp lí.
Để có những chuyến đi an toàn và mạnh khỏe cho tất cả các thành viên, hãy cố gắng không tăng tốc hay đạp phanh đột ngột; điều này đòi hỏi bạn luôn lái xe tập trung và làm chủ tốc độ của mình. Trên đường đi, hãy cố gắng hạn chế dùng còi, vì điều này dễ gây căng thẳng và cả sự ồn ào; hãy quan sát kỹ các tình huống giao thông trên đường, chạy xe đúng làn và chú ý vạch chia làn, tránh vào cua với tốc độ cao - vừa nguy hiểm, vừa khiến người trên xe nhanh chóng mất sức.
Dù không muốn, nhưng bạn cũng nên phòng trước những trường hợp xấu có thể xảy ra. Hãy học cách thay lốp dự phòng, khi đó một chiếc kích phù hợp tải trọng của xe và một chiếc cờ-lê để tháo ốc sẽ rất hữu ích, bạn và gia đình sẽ không mất thời gian đợi chờ xe cứu hộ hay nhờ người khác. Khi xe bị thủng lốp hoặc gặp sự cố, hãy đặt một vật cảnh báo (biển cảnh báo hoặc đơn giản chỉ là một lùm cây) ở cách đuôi xe của bạn khoảng 20m (hoặc dài hơn trên đường quốc lộ) để cảnh báo cho xe khác. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ dọn chướng ngại vật khi xong việc và xe chuẩn bị lăn bánh tiếp tục hành trình.
Sau khi thay lốp dự phòng, bạn cần sửa chiếc lốp bị hỏng ngay khi gặp một xưởng sửa chữa hay dịch vụ trên đường, hãy luôn sẵn sàng cho mình một phương án dự phòng khi cần thiết.
Một tình huống đơn giản nhưng sẽ rất phiền phức, đó là khi bạn không lưu ý mức nhiên liệu còn lại trên xe. Do đó, hãy ưu tiên tìm một trạm xăng ngay khi bạn thấy đồng hồ báo xe sắp hết nhiên liệu. Đừng chủ quan nghĩ rằng xe chưa hết xăng ngay, vì với những quãng đường dài thì có khi cả chục km phía trước sẽ không có trạm xăng
Ngoài ra nếu là người cẩn thận, với mỗi tỉnh/thành phố mà bạn sẽ đi qua, hãy tìm trước một số điện thoại gọi cứu hộ - những thông tin này không khó trong thời đại internet.
Chúc các bạn lái xe an toàn và có một năm mới mạnh khỏe bên gia đình và bạn bè!
- Hãy kiểm tra tình trạng hệ thống đèn báo; Một thực tế là chẳng bao giờ bạn biết được đèn phanh hay đèn báo lùi bị cháy bóng. Hãy nhờ một người bạn đứng bên ngoài để cùng bạn kiểm tra hệ thống đèn (pha/cốt/hậu và cả sương mù hoạt động bình thường).
- Đảm bảo rằng mức dầu phanh, dầu trợ lực lái còn đầy đủ. Bình dầu phanh được đặt bên trong khoang động cơ với mức dung dịch ở trong vạch tiêu chuẩn (giữa khoảng Min/Max). Tương tự như vậy, bạn cũng nên kiểm tra bình nước rửa kính còn hay không; nếu là xe mới, nên mua theo chỉ định của nhà sản xuất hoặc nếu cần thiết, một chút nước rửa kính/rửa bát pha với nước sạch cũng là giải pháp tốt. Bạn cũng nên "nghía" qua bình đựng nước làm mát để có thể yên tâm trước khi khởi hành.
- Hệ thống phanh hoạt động tốt với những biểu hiện mà một người bình thường cũng có thể theo dõi được; khi đạp phanh không tiếng kêu bất thường từ hệ thống phanh, xe không lạng sang hai bên khi phanh trên đường thẳng, chân phanh có sự phản hồi khi đạp phanh chết cứng (nếu chân phanh từ từ hạ xuống khi bạn đạp hết phanh thì ngay lập tức đến garage để kiểm tra - do mất áp lực phanh).
Với những chuyến đi dài, có nhu cầu tìm nhà vệ sinh sạch sẽ, hãy nghĩ đến việc dừng tại một trạm xăng ven đường, đó là nơi sạch sẽ và an toàn cho cả mọi người. Nhân viên ở các cây xăng luôn sẵn sàng giúp đỡ, hoặc có thu phí thì cũng ở mức hợp lí.
Để có những chuyến đi an toàn và mạnh khỏe cho tất cả các thành viên, hãy cố gắng không tăng tốc hay đạp phanh đột ngột; điều này đòi hỏi bạn luôn lái xe tập trung và làm chủ tốc độ của mình. Trên đường đi, hãy cố gắng hạn chế dùng còi, vì điều này dễ gây căng thẳng và cả sự ồn ào; hãy quan sát kỹ các tình huống giao thông trên đường, chạy xe đúng làn và chú ý vạch chia làn, tránh vào cua với tốc độ cao - vừa nguy hiểm, vừa khiến người trên xe nhanh chóng mất sức.
Dù không muốn, nhưng bạn cũng nên phòng trước những trường hợp xấu có thể xảy ra. Hãy học cách thay lốp dự phòng, khi đó một chiếc kích phù hợp tải trọng của xe và một chiếc cờ-lê để tháo ốc sẽ rất hữu ích, bạn và gia đình sẽ không mất thời gian đợi chờ xe cứu hộ hay nhờ người khác. Khi xe bị thủng lốp hoặc gặp sự cố, hãy đặt một vật cảnh báo (biển cảnh báo hoặc đơn giản chỉ là một lùm cây) ở cách đuôi xe của bạn khoảng 20m (hoặc dài hơn trên đường quốc lộ) để cảnh báo cho xe khác. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ dọn chướng ngại vật khi xong việc và xe chuẩn bị lăn bánh tiếp tục hành trình.
Sau khi thay lốp dự phòng, bạn cần sửa chiếc lốp bị hỏng ngay khi gặp một xưởng sửa chữa hay dịch vụ trên đường, hãy luôn sẵn sàng cho mình một phương án dự phòng khi cần thiết.
Một tình huống đơn giản nhưng sẽ rất phiền phức, đó là khi bạn không lưu ý mức nhiên liệu còn lại trên xe. Do đó, hãy ưu tiên tìm một trạm xăng ngay khi bạn thấy đồng hồ báo xe sắp hết nhiên liệu. Đừng chủ quan nghĩ rằng xe chưa hết xăng ngay, vì với những quãng đường dài thì có khi cả chục km phía trước sẽ không có trạm xăng
Ngoài ra nếu là người cẩn thận, với mỗi tỉnh/thành phố mà bạn sẽ đi qua, hãy tìm trước một số điện thoại gọi cứu hộ - những thông tin này không khó trong thời đại internet.
Chúc các bạn lái xe an toàn và có một năm mới mạnh khỏe bên gia đình và bạn bè!
Tác giả bài viết: Như Phúc
Nguồn tin: