Nói về ý thức tham gia giao thông hay hiểu biết về luật giao thông ở Việt Nam thì đã có rất, rất nhiều bài. Nhưng hôm nay, tôi chỉ muốn nói về một số nguyên tắc nhỏ về sử dụng đèn, tín hiệu của xe.
Nói là nguyên tắc nhỏ nhưng ảnh hưởng của chúng thì lại khá lớn đối với an toàn giao thông nói chung. Sau hơn 14 năm lái xe ở nhiều nước khác nhau, tôi thấy có một số điểm rất lạ (không giống thông lệ quốc tế) về cách sử dụng đèn và xi-nhan xe ở Việt Nam.
Nổi bật nhất trong những điểm lạ đó là việc bật xi-nhan bên phải (thậm chí bên trái) để báo cho các xe quanh mình là xe đang dừng/đỗ. Các lái xe Việt không hiểu học được nguyên tắc này từ đâu mà coi đây là hiển nhiên, đúng đắn.
Theo thiết kế, cũng như các quy ước, nguyên tắc giao thông toàn cầu thì xi-nhan một bên chỉ sử dụng để thông báo xe mình sẽ đổi làn, đổi hướng di chuyển. Tuyệt đối không dùng khi xe đang dừng/đỗ hoặc vẫn di chuyển trên một đường thẳng, không có giao cắt, tách làn (cần cảnh báo cho xe xung quanh về lựa chọn đường của mình).
Khi dừng/đỗ hoặc đi chậm trên đường lưu thông nghĩa là các bạn đang trở thành một chướng ngại vật, một mối đe dọa (hazard) đối với các phương tiện khác nên tín hiệu cần và phải dùng là đèn khẩn cấp (hazard lights) hay gọi đơn giản là đèn xi-nhan đôi.
Có ý kiến cho rằng, ở Việt Nam, cảnh sát giao thông (CSGT) phạt vì dùng đèn khẩn cấp khi xe không hỏng. Đây là một nhận định hoàn toàn sai. Ngược lại, nếu xe đang cản trở giao thông vì bất cứ lý do gì (xe hỏng, dừng/đỗ để trả khách, chờ khách, đi chậm…) thì phải bật xi-nhan đôi, và hoàn toàn có thể bị phạt vì không có tín hiệu cảnh báo.
Cũng có người cho rằng cứ bật xi-nhan đôi là được phép dừng/đỗ bất cứ chỗ nào (cùng lắm thì cãi là xe hỏng), đây là cách hiểu tiêu cực, vì đèn khẩn cấp chỉ có tác dụng thông báo để các xe khác tránh chứ không phải là để giành quyền dừng/đỗ (xe không hỏng thì cảnh sát vẫn phạt lỗi dừng/đỗ sai quy định như thường).
Việc bật xi-nhan một bên khi xe không di chuyển khiến người đi sau chỉ có thể hiểu là các bạn muốn rẽ phải (hoặc trái) nhưng chưa rẽ được, đặc biệt là khi ở gần điểm giao cắt.
Vậy nên, mong mọi người hãy thay đổi ngay thói quen xấu và hết sức nguy hiểm này:
Khi dừng/đỗ, đi chậm trên đường lưu thông thì hãy bật đèn xi-nhan đôi (hazard lights) để cảnh báo các xe khác, đây là việc cần và phải làm vì an toàn của chính mình cũng như cho người khác (đặc biệt là taxi, grab, uber, xe buýt, xe khách…). Các điểm tiếp theo là dành cho cả ôtô, xe máy, xe máy điện, xe đạp điện…
Điểm lạ thứ hai là việc dùng xi-nhan trái (hoặc phải) để xin vượt khi xe vẫn di chuyển trên một đường thẳng/làn. Một lần nữa, xi-nhan một bên chỉ dùng để thông báo việc xe bạn sẽ đổi hướng, đổi làn hay lựa chọn một làn (khi có tách làn, lên/xuống cầu…) chứ không phải để xin vượt xe cùng làn.
Việc dùng xi-nhan để xin vượt như vậy cũng dẫn đến hiểu lầm là xe bạn muốn rẽ nhưng chưa rẽ được, gây nguy hiểm. Chỉ bật xi-nhan nếu bạn đổi làn và vượt (bật trước khi đổi làn, sau đó bật xi-nhan trước khi nhập lại làn cũ).
Điểm lạ thứ ba là việc bật xi-nhan khi đã bắt đầu chuyển hướng, chuyển làn (chuyển rồi thì bật làm gì nữa). Việc sử dụng xi-nhan cần được thực hiện sớm để cảnh báo chứ không phải bật chỉ để đối phó cảnh sát.
An toàn quan trọng hơn sợ cảnh sát, phải không?
Tương tự, cho dù là di chuyển trong bãi đỗ xe khu nhà, hay trong đường làng thì vẫn cần dùng xi-nhan (lý do vẫn vậy thôi: cảnh báo, an toàn…) chứ không phải ở đâu có nguy cơ gặp cảnh sát mới dùng.
Điểm lạ thứ tư là việc các bác tài dường như ít hiểu, ít biết là nguyên tắc phải bật đèn xe trong hầm, bãi đỗ xe có mái che… Việc bật đèn xe ở trong hầm hay bãi đỗ xe có mái che… (cho dù ở đó đã có đèn) ngoài mục đích để lái xe nhìn đường thì là để các xe khác và người đi bộ có thể nhìn thấy và tránh xe bạn, đây là quy định của Luật (Điều 27 Luật Giao thông) chứ không phải chỉ là phép lịch sự hay quy ước an toàn.
Thứ năm thì nhỏ thôi nhưng cũng quan trọng là việc bật xi-nhan phải khi ra khỏi bùng binh/vòng xuyến (kể cả khi đi trên đường thẳng). Đây là một việc mà các lái xe Việt ít thực hiện và cần được phổ biến nhiều hơn.
Một số điểm lạ khác nhắc tới nhiều lần nhưng vẫn tồn tại như bật đèn pha khi có xe xung quanh dẫn đến hạn chế tầm nhìn của xe khác. Hay bật xi-nhan đôi khi đi thẳng qua đường giao cắt, bùng binh thì tôi chỉ điểm tên chứ không phân tích vì chúng khá hiển nhiên và cũng mong các thói quen xấu này sớm biến mất.
“Bật xi-nhan một bên khi dừng/đỗ là đủ rồi, đừng có bày đặt khiến người khác bị phạt oan”, hay “phải bật xi-nhan khi vượt cùng làn chứ, không biết mà cũng nói…” vì có thể các bạn không nhận ra nhưng các bạn đang sai đó, và thái độ góp ý như vậy không hề tích cực.
Khi tham gia giao thông thì an toàn là quan trọng nhất chứ không phải đối phó cảnh sát, họ cũng chỉ làm việc để cho tất cả mọi người lưu thông một cách an toàn thôi (tất cả các loại luật, quy tắc, quy ước cũng phục vụ mục đích đảm bảo anh toàn thôi mà).
Nói là nguyên tắc nhỏ nhưng ảnh hưởng của chúng thì lại khá lớn đối với an toàn giao thông nói chung. Sau hơn 14 năm lái xe ở nhiều nước khác nhau, tôi thấy có một số điểm rất lạ (không giống thông lệ quốc tế) về cách sử dụng đèn và xi-nhan xe ở Việt Nam.
Nổi bật nhất trong những điểm lạ đó là việc bật xi-nhan bên phải (thậm chí bên trái) để báo cho các xe quanh mình là xe đang dừng/đỗ. Các lái xe Việt không hiểu học được nguyên tắc này từ đâu mà coi đây là hiển nhiên, đúng đắn.
Theo thiết kế, cũng như các quy ước, nguyên tắc giao thông toàn cầu thì xi-nhan một bên chỉ sử dụng để thông báo xe mình sẽ đổi làn, đổi hướng di chuyển. Tuyệt đối không dùng khi xe đang dừng/đỗ hoặc vẫn di chuyển trên một đường thẳng, không có giao cắt, tách làn (cần cảnh báo cho xe xung quanh về lựa chọn đường của mình).
Khi dừng/đỗ hoặc đi chậm trên đường lưu thông nghĩa là các bạn đang trở thành một chướng ngại vật, một mối đe dọa (hazard) đối với các phương tiện khác nên tín hiệu cần và phải dùng là đèn khẩn cấp (hazard lights) hay gọi đơn giản là đèn xi-nhan đôi.
Có ý kiến cho rằng, ở Việt Nam, cảnh sát giao thông (CSGT) phạt vì dùng đèn khẩn cấp khi xe không hỏng. Đây là một nhận định hoàn toàn sai. Ngược lại, nếu xe đang cản trở giao thông vì bất cứ lý do gì (xe hỏng, dừng/đỗ để trả khách, chờ khách, đi chậm…) thì phải bật xi-nhan đôi, và hoàn toàn có thể bị phạt vì không có tín hiệu cảnh báo.
Cũng có người cho rằng cứ bật xi-nhan đôi là được phép dừng/đỗ bất cứ chỗ nào (cùng lắm thì cãi là xe hỏng), đây là cách hiểu tiêu cực, vì đèn khẩn cấp chỉ có tác dụng thông báo để các xe khác tránh chứ không phải là để giành quyền dừng/đỗ (xe không hỏng thì cảnh sát vẫn phạt lỗi dừng/đỗ sai quy định như thường).
Việc bật xi-nhan một bên khi xe không di chuyển khiến người đi sau chỉ có thể hiểu là các bạn muốn rẽ phải (hoặc trái) nhưng chưa rẽ được, đặc biệt là khi ở gần điểm giao cắt.
Vậy nên, mong mọi người hãy thay đổi ngay thói quen xấu và hết sức nguy hiểm này:
Khi dừng/đỗ, đi chậm trên đường lưu thông thì hãy bật đèn xi-nhan đôi (hazard lights) để cảnh báo các xe khác, đây là việc cần và phải làm vì an toàn của chính mình cũng như cho người khác (đặc biệt là taxi, grab, uber, xe buýt, xe khách…). Các điểm tiếp theo là dành cho cả ôtô, xe máy, xe máy điện, xe đạp điện…
Điểm lạ thứ hai là việc dùng xi-nhan trái (hoặc phải) để xin vượt khi xe vẫn di chuyển trên một đường thẳng/làn. Một lần nữa, xi-nhan một bên chỉ dùng để thông báo việc xe bạn sẽ đổi hướng, đổi làn hay lựa chọn một làn (khi có tách làn, lên/xuống cầu…) chứ không phải để xin vượt xe cùng làn.
Việc dùng xi-nhan để xin vượt như vậy cũng dẫn đến hiểu lầm là xe bạn muốn rẽ nhưng chưa rẽ được, gây nguy hiểm. Chỉ bật xi-nhan nếu bạn đổi làn và vượt (bật trước khi đổi làn, sau đó bật xi-nhan trước khi nhập lại làn cũ).
Điểm lạ thứ ba là việc bật xi-nhan khi đã bắt đầu chuyển hướng, chuyển làn (chuyển rồi thì bật làm gì nữa). Việc sử dụng xi-nhan cần được thực hiện sớm để cảnh báo chứ không phải bật chỉ để đối phó cảnh sát.
An toàn quan trọng hơn sợ cảnh sát, phải không?
Tương tự, cho dù là di chuyển trong bãi đỗ xe khu nhà, hay trong đường làng thì vẫn cần dùng xi-nhan (lý do vẫn vậy thôi: cảnh báo, an toàn…) chứ không phải ở đâu có nguy cơ gặp cảnh sát mới dùng.
Điểm lạ thứ tư là việc các bác tài dường như ít hiểu, ít biết là nguyên tắc phải bật đèn xe trong hầm, bãi đỗ xe có mái che… Việc bật đèn xe ở trong hầm hay bãi đỗ xe có mái che… (cho dù ở đó đã có đèn) ngoài mục đích để lái xe nhìn đường thì là để các xe khác và người đi bộ có thể nhìn thấy và tránh xe bạn, đây là quy định của Luật (Điều 27 Luật Giao thông) chứ không phải chỉ là phép lịch sự hay quy ước an toàn.
Thứ năm thì nhỏ thôi nhưng cũng quan trọng là việc bật xi-nhan phải khi ra khỏi bùng binh/vòng xuyến (kể cả khi đi trên đường thẳng). Đây là một việc mà các lái xe Việt ít thực hiện và cần được phổ biến nhiều hơn.
Một số điểm lạ khác nhắc tới nhiều lần nhưng vẫn tồn tại như bật đèn pha khi có xe xung quanh dẫn đến hạn chế tầm nhìn của xe khác. Hay bật xi-nhan đôi khi đi thẳng qua đường giao cắt, bùng binh thì tôi chỉ điểm tên chứ không phân tích vì chúng khá hiển nhiên và cũng mong các thói quen xấu này sớm biến mất.
“Bật xi-nhan một bên khi dừng/đỗ là đủ rồi, đừng có bày đặt khiến người khác bị phạt oan”, hay “phải bật xi-nhan khi vượt cùng làn chứ, không biết mà cũng nói…” vì có thể các bạn không nhận ra nhưng các bạn đang sai đó, và thái độ góp ý như vậy không hề tích cực.
Khi tham gia giao thông thì an toàn là quan trọng nhất chứ không phải đối phó cảnh sát, họ cũng chỉ làm việc để cho tất cả mọi người lưu thông một cách an toàn thôi (tất cả các loại luật, quy tắc, quy ước cũng phục vụ mục đích đảm bảo anh toàn thôi mà).
Tác giả bài viết: Độc giả Quốc Dũng
Nguồn tin: