Du lịch

Hội thề không lấy của công về làm của tư

Sáng nay (14 tháng Giêng âm lịch) diễn ra hội Minh Thề tại chùa Hòa Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng).

“Ai dùng của công xây dựng việc công xin thần linh ủng hộ, ngược lại người lấy của công về làm của tư, xin thần linh đả tử... làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt" - đó là lời thề của những có chức tước trong làng tại hội Minh Thề (chùa Hòa Liễu, Thuận Thiên, Kiến Thụy, Hải Phòng).

1 5
Các bô lão của làng thề không tham nhũng.
Theo ông Nguyễn Văn Sinh, Phó chủ tịch UBND xã Thuận Thiên, Trưởng ban tổ chức lễ hội, bản chất của hội minh thề là hội thề của làng, nghĩa là chỉ các quan lại, chức sắc, già làng thề sẽ luôn giữ gìn sự thanh liêm, chí công vô tư.

Vào ngày chính hội, dân làng dựng một đài thề trước cửa chùa Hòa Liễu. Chiếc mũ cổ của thành hoàng làng được đặt ở vị trí cao nhất trên đài thề.

Theo quy định, chủ lễ phải là bậc cao niên, gia đình hạnh phúc, con cháu thảo hiền, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật (thường là trưởng làng).

Sau lễ dâng hương, dâng rượu, dâng nước… lễ tuyên thệ bắt đầu. Một con dao thiêng được trao cho chủ lễ. Chủ lễ dùng con dao này vẽ một vòng tròn tượng trưng trước đài thề và cắm dao vào chính giữa vòng tròn ấy rồi dùng con dao thiêng này cắt tiết gà.

Tiết gà được pha với rượu chia đều cho mỗi người một chén nhỏ như thể hiện sự đồng tâm của cả cộng đồng.

2 2
Gà được chọn làm vật tế lễ
3 3
Chủ lễ cắt tiết gà
4 4
Rượu kim kê được múc ra chén và đem cho từng người có chức sắc trong làng uống trước đài thề
5 13
Thanh kiếm thề trong lễ để dùng vào việc phạt những người đã thề mà vi phạm
Hội Minh Thề có từ năm 1561, thuộc quần thể Vương triều Mạc, trước đây có tên gọi là ấp Lan Niểu, do Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toản (vợ của Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung) tự bỏ tiền và vận động 35 quan triều Mạc, thân vương công chúa vị góp tiền của để tu tạo lại ngôi chùa cổ.

Dựng xong chùa, Thái Hoàng Thái Hậu tự bỏ tiền mua 24 mẫu, 8 sào, 2 thước ruộng cúng ở Tam Bảo. Một phần để hương khánh tiết, một phần chia cho dân đinh cày cấy lập lên nhằm giữ của công. Sản phẩm hoa lợi dân đinh được hưởng tự do, không phải cống nạp, không phải đóng thuế. Phần còn lại cho cấy đấu thầu, thu sản lượng đó làm của công, những năm đói kém lấy chia cho người nghèo. Những năm dư thừa thì đem ra sửa chữa đường làng, tu sửa đền miếu.

Người quản lý số sản phẩm, lợi lộc (gọi chung là quỹ làng) đó là lý trưởng, phó lý , trương tuần. Vì vậy, để tránh những người “cầm cân nảy mực” trong làng dùng của công làm việc riêng, tư lợi cá nhân…. Thái Hoàng Thái Hậu đã đặt ra lễ hội Minh Thề là để giữ của công.

Tác giả bài viết: Thái Hậu - Phạm Công

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP