Tối cuối tuần, mẹ con chị Khánh (Hà Nội) "đánh vật" với bài văn tả con vật yêu thích của con trai đang học lớp 2. Để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 1 vào thứ tư tới, cô giáo giao 3 đề gồm kể về gia đình em, về một người thân và về một con vật yêu thích để học sinh ôn luyện. Con trai chị Khánh làm hai bài đầu tương đối suôn sẻ, nhưng đến tả con vật yêu thích thì tắc.
"Các con vật được gợi ý là chó, mèo, gà, nhưng nhà tôi chật làm gì có chỗ nuôi. Hàng xóm cũng vậy nên các con chẳng mấy khi nhìn thấy. Một năm cháu chỉ được về quê 2-3 lần, cũng biết các con vật đó, nhưng bảo tả chi tiết chúng ăn gì, làm được việc gì thì khó quá với các cháu", chị Khánh kể. Cuối cùng, chị nói con cứ tả con mèo nhà bác ở quê, nhớ cái gì tả cái đó, sau đó bố mẹ hướng dẫn bổ sung. Bài văn 6 câu của con hoàn thành, nhưng chẳng có cảm xúc.
Có con trai đang học lớp 4, chị Nguyễn Sự (Hà Nội) từng "dở khóc dở cười" khi con làm văn tả. “Năm ngoái, con tôi làm đề văn tả con vật nuôi. Cháu chỉ nhớ nhà ông ở quê có con mèo nhưng không tả được vì rất sợ mèo. Ngược lại, em gái cháu lại thích mèo, cứ về quê là ôm ấp suốt. Vậy là từ đề bài tả vật nuôi, cháu quay sang tả cách em gái âu yếm con mèo vì không biết làm thế nào”, chị Sự kể.
Giống như con chị Khánh, chị Sự, nhiều học sinh thành phố phải mang một nỗi sợ mang tên “văn tả”. Quang Minh, học lớp 2 Tiểu học Mai Dịch (Hà Nội) cho biết bắt đầu làm quen với văn tả và làm được khoảng 5 bài, trong đó có tả cô giáo lớp 1, tả người thân, tả người bạn thân nhất, tả con gà và con mèo. Với Minh, tả con gà là đề khó nhất em từng gặp kể từ ngày đi học.
“Em sợ phải tả con gà. Em chỉ ăn thịt gà chứ không biết con gà lúc sống như thế nào, chỉ biết nó có lông vàng và mỏ đỏ nên viết như vậy", Minh thật thà chia sẻ.
Không chỉ sợ tả con vật, nhiều học sinh tiểu học chật vật khi gặp đề văn tả những thứ xa lạ như cánh đồng lúa, mẹ đi cấy, hay bà ngồi xâu kim... Trâm Anh, học lớp 5 tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) kể từng gặp đề văn tả cánh đồng lúa khi học lớp 3. Đó là lần duy nhất em phải dùng đến sách văn mẫu. Sau này, khi nhìn thấy cánh đồng lúa ngoài đời, em thấy không phải cánh đồng nào cũng giống nhau.
Trường của Trâm Anh thường tổ chức đi dã ngoại một tháng một lần. Mỗi lần đi em đều ghi chép những gì mình nhìn thấy. “Sau chuyến dã ngoại cô giáo thường ra đề văn tả lại địa điểm hay bất kỳ thứ gì gặp trong chuyến đi. Nếu bạn nào không ghi chép, bạn đó sẽ không làm được bài”, Trâm Anh nói.
Cái sợ mang tên văn tả của học sinh thành phố khiến nhiều phụ huynh phải nghĩ cách giúp con vượt qua. Chị Hoàng Anh ở Tân Triều (Hà Nội) cho biết, để bổ sung kiến thức cho hai con trai, gia đình thường xuyên về quê chơi nên con cũng biết về thiên nhiên, con vật, đồ vật mà ở thành phố hiếm gặp. Các con cũng tham gia các lớp dã ngoại đến khu nông trại do trường tổ chức. Mặc dù vậy, chị vẫn thừa nhận làm văn tả không dễ với con mình và càng khó hơn với những bạn ít được về vùng nông thôn.
Còn theo chị Nguyễn Sự vì ở Hà Nội, ít được trải nghiệm thực tế nên mỗi khi được về quê các con rất thích. Tuy nhiên, gia đình chị không có điều kiện để tháng nào cũng về quê nên cứ có dịp là chị phải chỉ dẫn các con mọi thứ. “Nhìn thấy con trâu, con bò, con sẽ hỏi ngay đó là con gì. Thay vì chỉ bảo đó là con trâu thì bố mẹ nên giải thích những đặc điểm của con trâu, con trâu khác với con bò như thế nào? Như vậy con sẽ nhớ lâu hơn”, chị Sự chia sẻ.
Mặc dù con gặp nhiều khó khăn với văn tả nhưng chị Sự vẫn nghĩ những đề bài như tả con vật nuôi là không thể thiếu. Giáo viên nên cung cấp cho các con hiểu biết ban đầu về con vật hay sự vật đó rồi hướng dẫn con tự tìm hiểu trước khi ra đề bài. Như vậy các con vừa phát huy được trí tưởng tượng, vừa không xa rời thực tế. Chị Sự lấy ví dụ sau chuyến dã ngoại do nhà trường tổ chức, nếu cô giáo ra đề bài tả lại chuyến đi thì con chị rất hào hứng và hoàn thành nhanh.
"Các con vật được gợi ý là chó, mèo, gà, nhưng nhà tôi chật làm gì có chỗ nuôi. Hàng xóm cũng vậy nên các con chẳng mấy khi nhìn thấy. Một năm cháu chỉ được về quê 2-3 lần, cũng biết các con vật đó, nhưng bảo tả chi tiết chúng ăn gì, làm được việc gì thì khó quá với các cháu", chị Khánh kể. Cuối cùng, chị nói con cứ tả con mèo nhà bác ở quê, nhớ cái gì tả cái đó, sau đó bố mẹ hướng dẫn bổ sung. Bài văn 6 câu của con hoàn thành, nhưng chẳng có cảm xúc.
Từ gợi ý của sách "Cùng em học tiếng Việt" và hỗ trợ của bố mẹ, con chị Khánh đã hoàn thành xong bài văn tả con mèo, tuy nhiên câu văn ngắn ngủi, không có cảm xúc.
Có con trai đang học lớp 4, chị Nguyễn Sự (Hà Nội) từng "dở khóc dở cười" khi con làm văn tả. “Năm ngoái, con tôi làm đề văn tả con vật nuôi. Cháu chỉ nhớ nhà ông ở quê có con mèo nhưng không tả được vì rất sợ mèo. Ngược lại, em gái cháu lại thích mèo, cứ về quê là ôm ấp suốt. Vậy là từ đề bài tả vật nuôi, cháu quay sang tả cách em gái âu yếm con mèo vì không biết làm thế nào”, chị Sự kể.
Giống như con chị Khánh, chị Sự, nhiều học sinh thành phố phải mang một nỗi sợ mang tên “văn tả”. Quang Minh, học lớp 2 Tiểu học Mai Dịch (Hà Nội) cho biết bắt đầu làm quen với văn tả và làm được khoảng 5 bài, trong đó có tả cô giáo lớp 1, tả người thân, tả người bạn thân nhất, tả con gà và con mèo. Với Minh, tả con gà là đề khó nhất em từng gặp kể từ ngày đi học.
“Em sợ phải tả con gà. Em chỉ ăn thịt gà chứ không biết con gà lúc sống như thế nào, chỉ biết nó có lông vàng và mỏ đỏ nên viết như vậy", Minh thật thà chia sẻ.
Không chỉ sợ tả con vật, nhiều học sinh tiểu học chật vật khi gặp đề văn tả những thứ xa lạ như cánh đồng lúa, mẹ đi cấy, hay bà ngồi xâu kim... Trâm Anh, học lớp 5 tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) kể từng gặp đề văn tả cánh đồng lúa khi học lớp 3. Đó là lần duy nhất em phải dùng đến sách văn mẫu. Sau này, khi nhìn thấy cánh đồng lúa ngoài đời, em thấy không phải cánh đồng nào cũng giống nhau.
Trường của Trâm Anh thường tổ chức đi dã ngoại một tháng một lần. Mỗi lần đi em đều ghi chép những gì mình nhìn thấy. “Sau chuyến dã ngoại cô giáo thường ra đề văn tả lại địa điểm hay bất kỳ thứ gì gặp trong chuyến đi. Nếu bạn nào không ghi chép, bạn đó sẽ không làm được bài”, Trâm Anh nói.
Cái sợ mang tên văn tả của học sinh thành phố khiến nhiều phụ huynh phải nghĩ cách giúp con vượt qua. Chị Hoàng Anh ở Tân Triều (Hà Nội) cho biết, để bổ sung kiến thức cho hai con trai, gia đình thường xuyên về quê chơi nên con cũng biết về thiên nhiên, con vật, đồ vật mà ở thành phố hiếm gặp. Các con cũng tham gia các lớp dã ngoại đến khu nông trại do trường tổ chức. Mặc dù vậy, chị vẫn thừa nhận làm văn tả không dễ với con mình và càng khó hơn với những bạn ít được về vùng nông thôn.
Còn theo chị Nguyễn Sự vì ở Hà Nội, ít được trải nghiệm thực tế nên mỗi khi được về quê các con rất thích. Tuy nhiên, gia đình chị không có điều kiện để tháng nào cũng về quê nên cứ có dịp là chị phải chỉ dẫn các con mọi thứ. “Nhìn thấy con trâu, con bò, con sẽ hỏi ngay đó là con gì. Thay vì chỉ bảo đó là con trâu thì bố mẹ nên giải thích những đặc điểm của con trâu, con trâu khác với con bò như thế nào? Như vậy con sẽ nhớ lâu hơn”, chị Sự chia sẻ.
Mặc dù con gặp nhiều khó khăn với văn tả nhưng chị Sự vẫn nghĩ những đề bài như tả con vật nuôi là không thể thiếu. Giáo viên nên cung cấp cho các con hiểu biết ban đầu về con vật hay sự vật đó rồi hướng dẫn con tự tìm hiểu trước khi ra đề bài. Như vậy các con vừa phát huy được trí tưởng tượng, vừa không xa rời thực tế. Chị Sự lấy ví dụ sau chuyến dã ngoại do nhà trường tổ chức, nếu cô giáo ra đề bài tả lại chuyến đi thì con chị rất hào hứng và hoàn thành nhanh.
Tác giả bài viết: Thanh Tâm
Nguồn tin: