Giáo dục

Hiệu trưởng phải đánh giá chính xác học sinh ở lại lớp

Sở GD-ĐT TPHCM vừa có hướng dẫn về việc thực hiện Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học. Trong đó lưu ý vai trò của hiệu trưởng khi quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp đối với học đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình.

Hướng dẫn của Sở nhấn mạnh đến ban giám hiệu, đội ngũ đến những điểm thay đổi cần lưu ý của Thông tư 22.

Về nội dung đánh giá thường xuyên giáo viên (GV) có thể dùng lời nói chỉ ra giúp học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; GV không nhất thiết phải đánh giá toàn bộ học sinh trong lớp mà có thể tập trung vào những học sinh đặc biệt.

Khi thực hiện Thông tư 22, giáo viên không nhất thiết phải đánh giá toàn bộ học sinh trong lớp


Nội dung đánh giá định kỳ về học tập sẽ theo 3 mức Hoàn thành tốt/Hoàn thành/Chưa hoàn thành; về năng lực phẩm chất theo 3 mức Tốt/Đạt/Cần cố gắng

GV cần thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh; không công bố kết quả của từng học sinh trước lớp và so sánh em này với em khác.

Theo điều 18 khoản 2 của Thông tư 22 thì hiệu trưởng sẽ chỉ đạo tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kỳ. Các đợt kiểm tra còn lại của các khối lớp cùng các nội dung như tổ chức, chấm bài, bàn giao kết quả…sẽ do Phòng GD-ĐT quyết định hướng dẫn hiệu trưởng.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM cho hay để có sự thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện, đồng thời đảm bảo khách quan, chất lượng của đề kiểm tra, Sở khuyến nghị các trường giao GV chủ nhiệm soạn đề, sau đó nộp về cho tổ chuyên môn. Tổ sẽ chọn lọc đề gửi ban giám hiệu duyệt để làm đề thi cho khối.

Đối với nội dung xét hoàn thành chương trình lớp học, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM đề nghị hiệu trưởng cần hết sức chính xác và trách nhiệm khi quyết định quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp đối với học đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình.

Đối với việc ghi học bạ theo mẫu quy định của Thông tư 22, Sở GD-ĐT TPHCM lưu ý các trường không bắt buộc học sinh sử dụng học bạ theo mẫu mới, chỉ sử dụng học bạ mẫu mới đối với học sinh mới nhập học. Sở cũng đưa ra những chỉnh sửa khi sử dụng học bạ mẫu cũ để đánh giá theo một số thay đổi của Thông tư.

Trước đó, vào ngày 15/11, Sở GD-ĐT TPHCM cũng đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ quản lý, giáo viên về việc thực hiện Thông tư 22 của Bộ GD-ĐT.

Tác giả bài viết: Hoài Nam

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP