Mỗi tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ có 2 nhóm thủy thủ đoàn gồm 154 sĩ quan và các thành viên từ hạ sĩ quan xuống binh sĩ – những người sẽ luân phiên điều khiển tàu tiến hành các cuộc tuần tra kéo dài trung bình 70-90 ngày dưới nước.
Kỷ lục tuần tra lâu nhất thuộc về tàu USS Pennsylvania với 140 ngày.
Hiện tại, 9 tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đang ở căn cứ Bangor, bang Washington, để tuần tra Thái Bình Dương. Cùng lúc, 5 tàu khác được triển khai ở Vịnh Kings, bang Georgia, để thực hiện các chiến dịch ở Đại Tây Dương.
Một tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ |
Trước đó, Chiến tranh lạnh kết thúc cùng với sự ra đời của Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) đã buộc Mỹ phải giảm quy mô của các lực lượng hạt nhân.
Tuy nhiên, thay vì cho một số tàu "nghỉ hưu" như kế hoạch ban đầu, Hải quân Mỹ đã quyết định tu sửa 4 trong số 18 tàu ngầm lớp Ohio. Nhóm tàu này đóng vai trò như tàu chở tên lửa hành trình để thực hiện các cuộc tấn công thông thường nhằm vào mục tiêu trên đất liền và biển.
Trong khi đó, hiệp ước New START (START 2) có hiệu lực vào năm 2011 tiếp tục giới hạn thêm số lượng vũ khí hạt nhân được triển khai. Kế hoạch hiện tại của Mỹ là duy trì 12 tàu ngầm lớp Ohio hoạt động cùng lúc với mỗi tàu được trang bị 24 tên lửa Trident II, mang theo tổng cộng 1.090 đầu đạn hạt nhân.
Tàu ngầm lớp Ohio sẽ hoạt động đến cuối những năm 2020 và có thể được nâng cấp trong quá trình này trước khi bị thay thế bởi tàu ngầm kế nhiệm, được tạm gọi là tàu ngầm lớp Columbia.
Với chi phí sản xuất ước tính 4-6 tỉ USD/chiếc, nhóm tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới có thể ít hơn về số lượng nhưng hoạt động hiệu quả hơn đến năm 2085 nhờ các lò phản ứng hiện đại không cần phải đại tu hay tiếp nhiên liệu tốn kém.
Tác giả: Cao Lực
Nguồn tin: Báo Người lao động