Giáo dục

Hai thầy giáo 8X ở Quỳnh Lưu đạt giải nhất toàn quốc về chế tạo thiết bị ô tô dạy học

Chỉ với chi phí 29 triệu đồng hai thầy giáo trẻ của trường Trung cấp nghề Kinh tế- Kỹ thuật Bắc Nghệ An ( đóng tại huyện Quỳnh Lưu) đã chế tạo ra thiết bị “hệ thống phanh khí nén và truyền lực cầu sau” để ứng dụng vào công tác dạy nghề công nghệ ô tô đáng giá hàng trăm triệu.

Đó là hai thầy giáo Trương Mạnh Linh và Hoàng nguyên Hồng đều sinh năm 1989. Tốt nghiệp khoa cơ khí động lực của Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, năm 2013 đôi bạn cùng trường , cùng lớp về công tác tại Trường Trung cấp Nghề KT – KT bắc Nghệ An.

Hai thầy giáo Trương Mạnh Linh và Hoàng nguyên Hồng đang giới thiệu thiết bị hệ thống phanh khí nén và truyền lực cầu sau vừa đạt giải Nhất.

Tại đây 2 thầy giáo được bố trí giáo viên dạy nghề tại khoa Công nghệ ô tô. Xuất phát từ những khó khăn gặp phải trong quá trình dạy nghề như học viên khó tiếp thu bài dạy do thiết bị không thực tế, thầy giáo khó truyền đạt khi thiết bị dạy học không như mong muốn. Chính vì vậy thầy Linh và thầy Hồng đã có sáng kiến tự chế tạo thiết bị dạy nghề.


Hệ thống phanh khí nén và truyền lực cầu sau được làm ra chỉ với 29 triệu đồng.


Với chi phí 29 triệu đồng để mua các dụng phụ kiện ô tô bị phế thải, trong thời gian 3 tháng, thầy và trò của Khoa công nghệ ô tô đã góp sức chế tạo thành công hệ thống phanh khí nén và truyền lực cầu sau ứng dụng vào dạy nghề tại trường. Nhờ những tính năng ưu việt mang lại, sáng kiến độc đáo này đã được tham gia hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ V, diễn ra từ ngày 30/10 đến 5/11/2016 tại thành phố Cần Thơ do Bộ LĐ TB và XH tổ chức. Yêu cầu của hội thi phải đáp ứng các yếu tố như: thiết bị phải có tính sư phạm; khoa học kỹ thuật cao cùng với ứng dụng trong công tác đào tạo nghề, thiết bị tự làm. Với niềm đam mê với nghề, nghiên cứu của 2 thầy giáo 8X đã đạt giải nhất trong tổng số 10 giải nhất của toàn hội thi.

Được biết hội thi lần này có 359 thiết bị tham dự của 161 cơ sở dạy nghề trên toàn quốc./.

Thiết bị này phục vụ trong quá trình dạy học, giúp các học sinh nắm bắt các bộ phận truyền lực cầu sau ở ô tô một cách chính xác nhất.

Tác giả bài viết: Như Thủy- Việt Hùng

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP