Giáo dục

GS. Hồ Ngọc Đại: Chạy trường làm gì? Nơi trẻ học tốt nhất là gần nhà

GS.Hồ Ngọc Đại khẳng định: Hiện nay, phụ huynh “chạy trường, chạy lớp” không hề dựa vào tiêu chí nào mà tất cả là do nghe tin đồn.

Mặc dù, Bộ GD&ĐT đã có văn bản cấm chạy trường, chạy lớp, cấm dạy thêm, học thêm, cấm dạy trước chương trình vào lớp 1. Nhưng vì sao vi phạm vẫn ngang nhiên xảy ra nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh?

Chia sẻ với phóng viên bên lề Hội thảo “Trường học không áp lực, đi học là hạnh phúc” - hội thảo do Trường CGD Victory tổ chức vào sáng 19/6, tại Hà Nội, GS Hồ Ngọc Đại lý giải:

Nền giáo dục của ta đang bất thường nếu bình thường thì trẻ em ở địa phương nào thì sẽ học ở địa phương đó, phải học nơi khác là bất đắc dĩ vì trẻ sẽ học tốt nhất ở ngay ở nơi các em sống, với những người bạn hàng xóm thân thiết hàng ngày, với môi trường, không gian thân thuộc, gần gũi.

GS Hồ Ngọc Đại: Còn “chạy trường, chạy lớp” chứng tỏ nền giáo dục còn bất thường

“Nếu một nền giáo dục lành mạnh thì bất cứ ở đâu học cũng tốt. Sản phẩm giáo dục đáng lẽ phải phụ thuộc vào công nghệ, phương pháp giáo dục chung, bất cứ ở đâu học cũng theo công nghệ đó và bất cứ ở đâu học cũng tốt.

Chẳng hạn dạy tiếng Việt, công nghệ giáo dục của tôi dạy tốt ngay ở miền núi Lào Cai, với học sinh dân tộc thiểu số.

Các giáo viên phải dùng công nghệ có sẵn chứ không phải sáng kiến kinh nghiệm.

Trông cậy vào sáng kiến cá nhân là tư duy cũ, lạc hậu.

Tuy nhiên, giáo dục của ta hiện nay thì chất lượng sản phẩm lại phụ thuộc cá nhân từng giáo viên, huy động sáng kiến kinh nghiệm.

Và vì thế, phụ huynh đôn đáo đi chọn trường, chọn lớp.

Những tồn tại đó cho thấy sự lạc hậu so với thời cuộc, chứng tỏ giáo dục không có chuẩn chung trên cả nước, không có chuẩn chung nghiệp vụ sư phạm.

Nếu có giáo dục hiện đại, ở đâu cũng giống nhau thì làm gì còn chuyện nhức nhối đầu năm học này.

Tôi không muốn đưa ra các tiêu chí để chọn trường, vì cái đó phụ thuộc vào quan điểm, mong muốn của từng phụ huynh.

Nhưng tôi cho rằng trường học phải quan tâm đến cuộc sống của trẻ, quan tâm và tôn trọng từng cá nhân, mỗi đứa trẻ là chính nó chứ không phải người khác.

Nhiều người hỏi tôi dạy có gì khác, tôi nói phương pháp của tôi là người ta dạy một lớp 30 em, còn tôi dạy 30 em trong một lớp”, GS Hồ Ngọc Đại cho biết.

GS.Hồ Ngọc Đại khẳng định: “Hiện nay, phụ huynh “chạy trường, chạy lớp” không hề dựa vào tiêu chí nào mà tất cả là do nghe tin đồn.

Tôi không muốn đưa ra các tiêu chí để chọn trường, vì cái đó phụ thuộc vào quan điểm, mong muốn của từng phụ huynh. Nhưng tôi cho rằng trường học phải quan tâm đến cuộc sống của trẻ, quan tâm và tôn trọng từng cá nhân, mỗi đứa trẻ là chính nó chứ không phải người khác.

Nhiều người hỏi tôi dạy có gì khác, tôi nói phương pháp của tôi là người ta dạy một lớp 30 em, còn tôi dạy 30 em trong một lớp”.

GS khuyên rằng: Học thêm, học trước chương trình là không nên, chúng ta đừng làm lãng phí cuộc đời trẻ em của chúng ta.

Bởi lẽ, trẻ học ở trường là đủ, thời gian còn lại trẻ cần nhiều thứ khác như vui chơi với bạn bè, đùa nghịch…nên đừng nhồi nhét trẻ.

Việc các phụ huynh cho con đi học trước lớp 1 là rất tệ.

Và chắc chắn, mùa hè thì phải cho trẻ được chơi, vì đó là hạnh phúc của trẻ, là cái mà cuộc đời có sẵn người lớn không nên cướp giật của trẻ em.

Việc các phụ huynh cho con đi học trước lớp 1 cũng là rất tệ. Cuộc đời còn rất nhiều thứ cần phải học chứ không phải chỉ có những con chữ.

Học trước, học thêm là điều rất không nên, nhưng không học thêm thì điểm của con thấp, trong khi phụ huynh rất quan trọng chuyện này. Giữa hai cái tồi tệ, người ta chọn cái ít tồi tệ hơn và cho con đi học thêm. Việc này càng phải cho thấy phải đổi mới giáo dục.

Cho nên, theo GS.Hồ Ngọc Đại muốn đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục thì từ quản lý, nghiệp vụ cần phải có khoa học, công nghệ rõ ràng. Muốn không chạy trường, chạy lớp thì phải thay đổi tận gốc nghiệp vụ sư phạm.

Chủ trường phải đồng bộ trong một thể chế chung mà Đảng, chính quyền đứng ra làm chứ một mình ngành giáo dục không làm nổi.

Bởi rõ ràng, mỗi người Việt Nam là sản phẩm của nền giáo dục nên đây là nhiệm vụ của toàn xã hội.

Tác giả bài viết: Thùy Linh

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP