LTS: Giáo viên thời nay không chỉ chịu sức ép từ phía Ban giám hiệu nhà trường như trong bài “Nếu không biết nói dối, ai sẽ bảo vệ chúng tôi?” của cô giáo Phan Tuyết.
Trong bài viết này, tác giả lại tiếp tục chỉ ra một sức ép nữa là từ phía các phụ huynh học sinh, khi phát hiện con có dấu hiệu bị thương tích, một số phụ huynh liền nóng vội kết luận do cô giáo đánh và lên trường quy kết.
Nếu có bằng chứng cụ thể thì không sao, nhưng với những trường hợp phán đoán vội vàng, giáo viên cũng là người bị thiệt khi bị chính nhà trường quay lưng.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Từ xưa, nghề giáo luôn được xem là nghề cao quý nhất, nhưng không hiểu từ bao giờ cái nghề cao quý ấy đang được mọi người liệt vào nghề “nguy hiểm” ngang hàng với nghề bác sĩ.
Ngoài việc học sinh bạo hành giáo viên đã từng xảy ra án mạng, có thầy cô phải nằm bệnh viện và mang thương tích suốt đời thì phụ huynh cũng sẵn sàng “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” dù chưa tìm hiểu kĩ nguyên do vụ việc.
Nhiều giáo viên bị hàm oan nhưng đành nín lặng vì nói ra cũng chẳng ai tin, chẳng biết kêu oan nơi nào và ai dám đứng ra bảo vệ họ?
Hai câu chuyện tôi kể sau đây sẽ chứng minh điều đó.
Mới đây trên mạng xã hội lan truyền clip phụ huynh vào trường mẫu giáo tát cô giáo ngay trong lớp học vì nghe lời đứa bé lên 3.
Trong clip là hình ảnh một phụ nữ còn khá trẻ ngồi trong một lớp học mầm non nơi có nhiều học sinh đang vui đùa trong lớp.
Trong bài viết này, tác giả lại tiếp tục chỉ ra một sức ép nữa là từ phía các phụ huynh học sinh, khi phát hiện con có dấu hiệu bị thương tích, một số phụ huynh liền nóng vội kết luận do cô giáo đánh và lên trường quy kết.
Nếu có bằng chứng cụ thể thì không sao, nhưng với những trường hợp phán đoán vội vàng, giáo viên cũng là người bị thiệt khi bị chính nhà trường quay lưng.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Từ xưa, nghề giáo luôn được xem là nghề cao quý nhất, nhưng không hiểu từ bao giờ cái nghề cao quý ấy đang được mọi người liệt vào nghề “nguy hiểm” ngang hàng với nghề bác sĩ.
Ngoài việc học sinh bạo hành giáo viên đã từng xảy ra án mạng, có thầy cô phải nằm bệnh viện và mang thương tích suốt đời thì phụ huynh cũng sẵn sàng “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” dù chưa tìm hiểu kĩ nguyên do vụ việc.
Nhiều giáo viên bị hàm oan nhưng đành nín lặng vì nói ra cũng chẳng ai tin, chẳng biết kêu oan nơi nào và ai dám đứng ra bảo vệ họ?
Hai câu chuyện tôi kể sau đây sẽ chứng minh điều đó.
Mới đây trên mạng xã hội lan truyền clip phụ huynh vào trường mẫu giáo tát cô giáo ngay trong lớp học vì nghe lời đứa bé lên 3.
Trong clip là hình ảnh một phụ nữ còn khá trẻ ngồi trong một lớp học mầm non nơi có nhiều học sinh đang vui đùa trong lớp.
Hình ảnh phụ huynh vào trường mẫu giáo tát cô giáo ngay trong lớp học vì nghe lời đứa bé lên 3 (Ảnh: baotinnhanh.vn).
Người phụ nữ nói “Cháu em suốt thời gian dài nó nói bị cô giáo đánh. Em nói làm sao suốt ngày lại bị đánh như thế?”. Giọng cô giáo nhỏ nhẹ “Em khẳng định không tát. Căn cứ vào đâu mà nói em tát?”.
Người phụ nữ cướp lời dằn giọng “Căn cứ vào cháu em nói. Cháu em nói tát thì sao? Chị nói không tát mà cháu em về nói tát. Em tát vào mặt chị ngay”. Và lập tức người phụ nữ đứng lên, tiếng tát chát chúa vang lên cùng lời nói “Em đánh con chị, chị tát vào mặt em như thế”.
Có tiếng người can ngăn, có lẽ là người quen nhưng người phụ nữ vẫn lớn giọng: “Chị im đi, em không nói chuyện với chị” và vẫn tiếp tục hùng hổ lao tới lớn tiếng, quát nạt.
Chỉ tội cho đám học trò bé tí ngơ ngác nhìn mẹ đánh và chửi cô mà chẳng hiểu gì.
Một câu chuyện khác hoàn toàn có thật 100% nhưng nghe ra cứ tưởng chuyện hư cấu.
Cậu con trai của một vị phụ huynh đang học lớp mầm. Một buổi đi học về thấy bên đùi con bầm tím. Ông bố hỏi đứa trẻ: “Ai đánh con? Có phải cô giáo không?”.
Dù cậu con trai đã khẳng định không phải nhưng ông bố không tin mà vẫn quả quyết con bị cô giáo đánh nhưng sợ không dám nói.
Ông bố hùng hổ đến nhà công an phường trình bày và yêu cầu họ cùng đi với mình vào trường học.
Tới nơi, ông bố cùng vị công an vào luôn phòng Hiệu trưởng.
Ngay tức thì, cô giáo chủ nhiệm của cậu bé được mời lên.
Cô giáo một mực nói: “Tôi không có đánh học sinh, còn vết bầm tôi cũng không biết được vì sao lại có”.
Mới nghe tới đây, ông bố ngồi bật dậy chỉ thẳng vào mặt cô giáo la lớn:
“Đ.m, mày đánh con ông mà còn già mồm! Mày không đánh sao nó lại bầm chân như thế! Mày không nói thật, tao đập mày luôn”.
Vừa nói, vị phụ huynh vừa sấn sổ lao tới cô giáo. Cũng may được can ngăn kịp thời nên chưa xảy ra chuyện gì.
Chưa hả giận, vị phụ huynh vẫn lớn tiếng: “Các người đợi đấy! Tôi sẽ kiện lên công an, lên Phòng, lên Sở xem các người còn chối cải nữa hay không!”
Nói rồi, vị phụ huynh đùng đùng dẫn cả cậu bé ra về.
Ngồi lại văn phòng, cô giáo khóc và thề rằng mình không đánh học sinh ấy. Đồng nghiệp có người đồng cảm, người cũng tỏ ra nghi ngờ cô.
Vị Hiệu trưởng nói: “Để dẹp yên chuyện này, em cần đến gia đình họ xin lỗi. Để họ làm lớn chuyện sẽ không có lợi cho trường mình đâu”.
Mặc cô thề thốt, giãi bày cũng chẳng ai tin cô. Cô nghĩ:
“Giờ họ mới tới trường làm ầm ĩ, cô đã chẳng được nhà trường bênh vực, bảo vệ. Nếu chẳng may gia đình phụ huynh kia làm lớn chuyện như đi kiện cáo khắp nơi. Lúc đó, nhà trường sẽ bị mang tai tiếng, bản thân cô càng bất lợi nhiều hơn”.
Nghĩ thế, cô đã cùng một giáo viên trong trường tới tận nhà vị phụ huynh ấy xin lỗi mặc dù bản thân cô biết mình không hề có lỗi.
Đoạn kết của câu chuyện, do một sự tình cờ tôi nghe được chính vị phụ huynh ấy nói ra. Chỉ một thời gian ngắn sau, gia đình phát hiện ra chân cậu con trai có nhiều vết bầm hơn thế mặc dù giờ cậu bé đã nghỉ học.
Lúc này, đưa bé đi khám được biết đó là bệnh xuất huyết dưới da do thiếu vitamin, axit folic. Vị phụ huynh nói tiếp: “Giờ mới biết mình đổ oan cho cô giáo nhưng lỡ rồi biết làm sao?”.
Hai câu chuyện giáo viên bị bạo hành, bị mạt sát, bị khủng bố về tinh thần mặc dù họ bị oan đã cho thấy, dù không có tội giáo viên cũng không được ai bảo vệ, không được ai đòi cho sự công bằng… nói gì đến việc dù vô tình phạm lỗi như lỡ tay quẹt vào má, hay tét một roi răn dạy vào mông cũng sẽ gây nên họa bất cứ lúc nào?!
Làm giáo viên thời nay khó thật, giáo viên nhiệt tình với nghề, hết lòng dạy dỗ học sinh lại càng khó, bởi thế, thầy cô phải thật khéo léo để hoàn thành sứ mệnh “trồng người” và bản thân mình không vướng vào vòng thị phi.
Hãy vì một ngôi trường không bạo lực vừa tạo cho môi trường học tập an toàn vừa là cách bảo vệ chính mình hiệu quả nhất.
Tác giả bài viết: Phan Tuyết
Nguồn tin: