► Ba đề xuất về Thông tư 22
► Kiểm tra theo Thông tư 22: Giáo viên chủ nhiệm ra đề và chấm bài
LTS: Thông tư 22 được Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành nhằm khắc phục những bất cập trong Thông tư 30 trong đánh giá học sinh bậc Tiểu học.
Tuy nhiên, tác giả Đỗ Quyên nhận thấy một số điểm còn bất cập trong việc triển khai và chia sẻ những khó khăn từ phía giáo viên trong việc thực hiện đúng theo Thông tư 22.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết nếu ý kiến này!
Mới đây, một số tỉnh thành trong cả nước đã đồng loạt tập huấn Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá học sinh tiểu học.
Ngoài một số điểm mới so với Thông tư 30, đáng lưu ý về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, giáo viên chỉ được phép thông báo riêng cho từng phụ huynh chứ không công bố trước lớp, tránh so sánh học sinh này với học sinh khác.
Nhiều giáo viên đã thắc mắc, không thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trước lớp (được hiểu trước cuộc họp phụ huynh của cả lớp hoặc trước cả tập thể học sinh trong lớp), vậy sẽ thông báo vào lúc nào?
► Kiểm tra theo Thông tư 22: Giáo viên chủ nhiệm ra đề và chấm bài
LTS: Thông tư 22 được Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành nhằm khắc phục những bất cập trong Thông tư 30 trong đánh giá học sinh bậc Tiểu học.
Tuy nhiên, tác giả Đỗ Quyên nhận thấy một số điểm còn bất cập trong việc triển khai và chia sẻ những khó khăn từ phía giáo viên trong việc thực hiện đúng theo Thông tư 22.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết nếu ý kiến này!
Mới đây, một số tỉnh thành trong cả nước đã đồng loạt tập huấn Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá học sinh tiểu học.
Ngoài một số điểm mới so với Thông tư 30, đáng lưu ý về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, giáo viên chỉ được phép thông báo riêng cho từng phụ huynh chứ không công bố trước lớp, tránh so sánh học sinh này với học sinh khác.
Nhiều giáo viên đã thắc mắc, không thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trước lớp (được hiểu trước cuộc họp phụ huynh của cả lớp hoặc trước cả tập thể học sinh trong lớp), vậy sẽ thông báo vào lúc nào?
Thông tư 22 được đưa ra để khắc phục những hạn chế của Thông tư 30 trong đánh giá học sinh Tiểu học. (Ảnh: Báo Đại đoàn kết)
“Thông báo riêng cho phụ huynh” như yêu cầu hướng dẫn sẽ có nhiều bất cập nếu không phải là giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm ở các trường học cũng khó mà hình dung ra.
Thứ nhất, phần lớn phụ huynh ở các vùng miền ít có sự tương tác với giáo viên dạy con mình. Có những phụ huynh, con học với thầy cô cả năm nhưng không biết tên cô thầy là gì? Số điện thoại thế nào?
Giáo viên muốn gặp gỡ phụ huynh để trao đổi về việc học và rèn luyện của các em trên trường nhưng cũng rất khó liên lạc với cha mẹ các em (phần lớn là những học sinh yếu kém).
Thầy cô gọi điện nhiều lần, phụ huynh không nhấc máy, nhắn tin cũng chẳng trả lời, viết giấy mời không bao giờ đến gặp, thầy cô vào tận nhà thì phụ huynh tránh gặp mặt…
Thứ hai, việc trao đổi với phụ huynh bằng điện thoại cũng gặp nhiều khó khăn khi tiền phí điện thoại không hề nhỏ. Bởi đâu chỉ có một em, gần 40 học sinh như thế.
Nội dung trao đổi thì vô cùng phong phú như mặt ưu, khuyết điểm, những biện pháp kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường… khiến không ít giáo viên cũng ít chọn cách này.
Cả năm có 2-3 cuộc họp gặp mặt phụ huynh cả lớp là tương đối đầy đủ nhất.
Nhưng theo quy định (cả trước đây và bây giờ) giáo viên không được nhận xét học sinh trước mặt nhiều phụ huynh khác để tránh việc phụ huynh mặc cảm, xấu hổ với mọi người.
Giáo viên cũng tránh nói về kết quả học tập của các em trước lớp học tránh cho một số em còn yếu mặc cảm, tự ti với bạn bè.
Thế rồi, trong các cuộc họp phụ huynh của lớp, thầy cô cũng chỉ nêu những nhận xét, những số liệu chung của cả trường, của lớp mà không được phép nêu kết quả học tập hay nhận xét riêng từng em cho cha mẹ các em biết.
Tan cuộc họp, một số phụ huynh vây chặt thầy cô để hỏi han về con mình, một số người chờ đợi lâu quá đành chạy về vì bận công việc.
Giáo viên cũng chẳng kịp trao đổi gì về tình hình học tập rèn luyện của học sinh cho hầu hết phụ huynh biết. Vì điều này đã có không ít phụ huynh ảo tưởng về lực học của con.
Học sinh vi phạm không được nhắc tên trước lớp, không phê bình trước cờ, không được công bố trong cuộc họp phụ huynh của lớp, giáo viên không được phép nạt nộ, la mắng trò dù các em phạm bất cứ lỗi gì…
Ngược lại không hạn chế lời khen, giấy khen.
Việc khen thưởng do hiệu trưởng quyết định (học sinh bình bầu, thầy cô đề xuất) nên không tránh khỏi nhiều giáo viên, nhiều hiệu trưởng muốn khẳng định vai trò của cá nhân mình, vai trò của nhà trường.
Vì vậy, số lượng học sinh được khen thưởng đã tăng vọt trong vài năm trở lại đây.
Có trường hợp một lớp học có 32 em thì 31 em nhận giấy khen thậm chí có những lớp 100% học sinh đều được khen. Không khen mặt này sẽ khen mặt khác.
Thế mới có câu chuyện trớ trêu khi mẹ thấy con mang tờ giấy khen “Đạt thành tích về phẩm chất” đã thắc mắc với nhiều người:
“Cô giáo thường xuyên gọi lên mắng vốn vì nó học yếu vậy mà cuối năm lại được nhận giấy khen, thật không thể hiểu nổi”.
Nhưng cô giáo lại giải thích “Học em hơi yếu nhưng lại rất ngoan, hay giúp đỡ các bạn trong lớp…”.
Một số người nhận định “Học sinh bây giờ học yếu và hư hơn học sinh thời xưa”. Tôi lại tự hỏi “Phải chăng giáo dục theo kiểu tự sướng là nguyên nhân khiến học trò học yếu và hư hơn như vậy?”.
Tác giả bài viết: Đỗ Quyên
Nguồn tin: