Cụ thể, Hà Tĩnh đã đề xuất cho phép tỉnh này thí điểm dạy trung cấp nghề cho học sinh THPT, dạy học tiếng Anh trong trường học theo thực tế của người học (không dạy tiếng Anh theo kiểu lớp học truyền thống).
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng cần sớm ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, rà soát điều chỉnh thông tư văn bản liên quan đến chuẩn, định mức biên chế, chế độ làm việc. Đặc biệt, có đánh giá điều chỉnh Thông tư 30, mô hình trường học mới (VNEN) phù hợp với thực tiễn.
Cùng với đó, đó tham mưu chính phủ triển khai đề án kiên cố hoá trường học, nhà công vụ cho giáo viên. Đồng thời, hỗ trợ cho Hà Tĩnh vào một trong những tỉnh trọng điểm để triển khai chương trình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đào tạo.
Hà Tĩnh hiện có 4 trường đào tạo giáo dục chuyên nghiệp, trong đó có 1 trường đại học. Hàng năm, các trường đào tạo được từ 1.400 – 1.500 sinh viên, trong đó từ 60 – 65% có việc làm sau đào tạo.
Toàn tỉnh có hơn 1.600 học sinh ở 14 trường THPT tham gia học trung cấp nghề. Hàng năm, có hơn 40% học sinh tốt nghiệp THPT không đăng ký dự thi đại học.
Năm 2015, Hà Tĩnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi mức 2, thuộc tốp 5 tỉnh có số tiêu chí thi đua dẫn đầu nhiều nhất, 10 tỉnh có tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia cao nhất, có học sinh đoạt giải quốc tế...
Tại buổi họp, ông Khánh cũng nêu ra những khó khăn của ngành giáo dục địa phương này như chất lượng toàn diện chưa đồng đều; đội ngũ quản lý, nhà giáo còn bất cập; cơ sở vật chất xuống cấp,v.v...
Tác giả bài viết: Hạ Anh – Đậu Tình