►Sáng học lớp 5, chiều học lớp 1 chỉ là một chuyện lạ bình thường ở trường học
LTS: Trước những vụ việc như học sinh lớp 6 bị trả về lớp 1, học lớp 5 những vẫn phải học thêm lớp 1… bị vỡ lở, dư luận liền hướng sự chỉ trích về phía giáo viên và nhà trường do chạy đua theo “bệnh thành tích” nên mới để xảy ra những hiện tượng như trên.
Tuy nhiên là một giáo viên, ở góc nhìn người trong cuộc, cô giáo Thuận Phương cho rằng nguyên nhân cốt lõi của vấn đề là do những quy định cứng nhắc về chỉ tiêu từ các Sở, Phòng Giáo dục đưa về.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Học sinh lên lớp 6 chưa viết nổi tên mình, học lớp 5 còn đánh vần từng chữ, học lớp 3 không thể làm nổi phép cộng trong phạm vi 5… là chuyện không hiếm trong các trường Tiểu học hiện nay.
Chẳng có trường Tiểu học nào dám lớn tiếng khẳng định trường mình không có hiện tượng đó. Nếu quy trách nhiệm ai sẽ là người phải chịu đầu tiên?
Đương nhiên mọi người sẽ nói, trách nhiệm đầu tiên thuộc về các giáo viên dạy từ lớp 1 đến lớp 5; bởi hàng năm, đều có việc bàn giao chất lượng học sinh giữa hai giáo viên chủ nhiệm cũ và mới.
LTS: Trước những vụ việc như học sinh lớp 6 bị trả về lớp 1, học lớp 5 những vẫn phải học thêm lớp 1… bị vỡ lở, dư luận liền hướng sự chỉ trích về phía giáo viên và nhà trường do chạy đua theo “bệnh thành tích” nên mới để xảy ra những hiện tượng như trên.
Tuy nhiên là một giáo viên, ở góc nhìn người trong cuộc, cô giáo Thuận Phương cho rằng nguyên nhân cốt lõi của vấn đề là do những quy định cứng nhắc về chỉ tiêu từ các Sở, Phòng Giáo dục đưa về.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Học sinh lên lớp 6 chưa viết nổi tên mình, học lớp 5 còn đánh vần từng chữ, học lớp 3 không thể làm nổi phép cộng trong phạm vi 5… là chuyện không hiếm trong các trường Tiểu học hiện nay.
Chẳng có trường Tiểu học nào dám lớn tiếng khẳng định trường mình không có hiện tượng đó. Nếu quy trách nhiệm ai sẽ là người phải chịu đầu tiên?
Đương nhiên mọi người sẽ nói, trách nhiệm đầu tiên thuộc về các giáo viên dạy từ lớp 1 đến lớp 5; bởi hàng năm, đều có việc bàn giao chất lượng học sinh giữa hai giáo viên chủ nhiệm cũ và mới.
Chạy theo thành tích trong giáo dục (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn).
Nếu học sinh học còn yếu, giáo viên sẽ ghi vào hồ sơ bàn giao và giáo viên năm sau sẽ biết mà phụ đạo, kèm cặp…
Điều đó là sự thật, nhưng nếu bạn là giáo viên, chắc chắn bạn sẽ không quy trách nhiệm cho các thầy cô giáo. Bởi bạn sẽ là người hiểu hơn ai hết tất thảy giáo viên đã nỗ lực thế nào nhưng cuối cùng lực bất tòng tâm và cũng đành “buông chèo theo thời thế”.
Bạn thử hình dung nhé, lớp 1 với 35 học sinh/ lớp, cũng có ít nhất vài em “có vấn đề”.
Có em học vài ngày không nhớ nổi một âm, vần; có em dạy hoài không thể đọc được…
Ngày ngày lên lớp, giáo viên chủ nhiệm luôn dành thời gian riêng của mình để kèm cặp cho những học sinh đặc biệt yếu này như trước giờ vào lớp, ra chơi, nghỉ tiết, giờ học các môn năng khiếu…
Trong lớp, sau khi học sinh khác làm bài, giáo viên vẫn luôn kè kè bên cạnh để hướng dẫn thêm cho các em từng li, từng tí nhưng cũng chẳng thay đổi được là bao.
Nhiều em học trước quên sau và chẳng nhớ nổi điều gì, những học sinh này, chắc chắn có vấn đề về trí tuệ như chậm phát triển hơn trẻ bình thường.
Thay vì các em được can thiệp bằng y học, quan tâm đặc biệt từ gia đình… phần lớn chúng sinh ra trong những gia đình nghèo khổ; ba mẹ bận việc tối ngày nên phó thác hoàn toàn cho giáo viên trên trường.
Với sự nỗ lực hết mình của giáo viên nhưng các em vẫn không tiến bộ; những học sinh này phải được ở lại lớp là hoàn toàn hợp lý, nhưng chỉ tiêu của nhà trường đưa xuống gần như 100% học sinh lên lớp thì phải làm sao?
Không có Hiệu trưởng nào lại đồng ý hạ chỉ tiêu, bởi thế, giáo viên bị gây sức ép như việc dạy kèm trong hè, cho thi lại nhiều lần… hay bị đánh giá giảng dạy chưa tốt, chưa nhiệt tình.
Có không ít Hiệu trưởng bày tỏ:
“… không muốn ép học sinh lên lớp khi các em thật sự không đủ năng lực nhưng chỉ tiêu về việc lên lớp, phổ cấp đúng độ tuổi, hiệu quả đào tạo sau 5 năm là chỉ tiêu chung từ trên đưa xuống, không phải do nhà trường.
Nay học sinh ở lại lớp vượt những chỉ tiêu cho phép coi như mọi nỗ lực của nhà trường bằng không”.
Đến đây, mọi người đã có thể hiểu được, học sinh ngồi nhầm lớp chẳng phải trách nhiệm thuộc giáo viên (vì họ đã nỗ lực hết mình) cũng chẳng phải do nhà trường mà thủ phạm chính là những quy định cứng nhắc về chỉ tiêu từ các Sở, Phòng Giáo dục đưa về.
Để hạn chế tình trạng này, chỉ còn cách duy nhất là dẹp bỏ tất cả những chỉ tiêu cao ngất ngưỡng kia.
Dẹp bỏ suy nghĩ đánh giá thành tích bằng những chỉ tiêu mà các trường, địa phương đạt được như cách mà từ trước đến nay ngành Giáo dục vẫn đang làm.
Tác giả bài viết: Thuận Phương
Nguồn tin: