Mỗi loại hộp số sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vì vậy, bạn cần hiểu được ưu điểm để phát huy và nhược điểm để hạn chế khi sử dụng mỗi loại hộp số.
Đặc điểm chung của 2 hộp số
Mục đích của hộp số động cơ đều là thay đổi tỷ số truyền để thay đổi tốc độ vòng bánh răng ở các bánh xe chủ động của ô tô. Qua đó, vận tốc, tốc độ của xe sẽ được thay đổi để phù hợp với điều kiện lái xe.
Sự khác biệt
Hộp số sàn
Để thực hiện việc thay đổi tỷ số truyền, tài xế phải sử dụng tay để điều khiển hệ thống ly hợp côn. Từ đó, dẫn tới sự thay đổi của bánh răng tạo ra giá trị tỷ số truyền khác nhau ở trục sơ cấp và thứ cấp trong động cơ ô tô. Đồng thời, để ngắt ly hợp số sàn thì lái xe phải sử dụng chân côn ở ngoài bên trái chân phanh và ga.
Ưu điểm: Xe sử dụng hộp số sàn có giá thành rẻ hơn số tự động, tiết kiệm nhiên liệu, bảo trì đơn giản và tiết kiệm chi phí. Việc sử dụng cả 2 chân khi điều khiển sẽ giúp lái xe tập trung hơn trên mọi chặng đường. Quan trọng hơn, bạn lái được xe số sàn sẽ lái được xe số tự động mà không mất thời gian học lại từ đầu.
Nhược điểm: Việc lái xe số sàn sẽ vất vả hơn, nhất là khi tắc đường, lái xe sẽ sử dụng chân côn rất nhiều dẫn đến tình trạng căng thằng, mệt mỏi.
Hộp số tự động
Hộp số tự động hoạt động dựa vào hệ thống cơ khí tự động (điện tử) để tạo tỷ số truyền khác nhau thông qua hệ thống bánh răng. Hộp số tự động sẽ ngắt ly hộp bằng cách sử dụng phanh và chân ga.
Ưu điểm: Việc điều khiển xe số tự động sẽ đơn giản hơn, thao tác ít và không lo khi gặp hiện tượng tác đường.
Nhược điểm: Chi phí mua xe số tự động thường cao hơn xe số sàn. Ngoài ra, ưu điểm cũng chính là một phần nhược điểm của xe sử dụng hộp số tự động. Chính vì đơn giản trong cách vận hành nên lái xe thường chủ quan dẫn đến việc đạp nhầm chân ga và phanh hoặc sử dụng 2 chân khi lái xe số tự động cực kỳ nguy hiểm.
Với những ưu, nhược điểm như trên, tài xế nên lựa chọn chiếc xe sử dụng hộp số phù hợp với điều kiện kinh tế và bản thân mình nhất để có một chiếc xe di chuyển an toàn.
Đặc điểm chung của 2 hộp số
Mục đích của hộp số động cơ đều là thay đổi tỷ số truyền để thay đổi tốc độ vòng bánh răng ở các bánh xe chủ động của ô tô. Qua đó, vận tốc, tốc độ của xe sẽ được thay đổi để phù hợp với điều kiện lái xe.
Sự khác biệt
Hộp số sàn
Để thực hiện việc thay đổi tỷ số truyền, tài xế phải sử dụng tay để điều khiển hệ thống ly hợp côn. Từ đó, dẫn tới sự thay đổi của bánh răng tạo ra giá trị tỷ số truyền khác nhau ở trục sơ cấp và thứ cấp trong động cơ ô tô. Đồng thời, để ngắt ly hợp số sàn thì lái xe phải sử dụng chân côn ở ngoài bên trái chân phanh và ga.
Ưu điểm: Xe sử dụng hộp số sàn có giá thành rẻ hơn số tự động, tiết kiệm nhiên liệu, bảo trì đơn giản và tiết kiệm chi phí. Việc sử dụng cả 2 chân khi điều khiển sẽ giúp lái xe tập trung hơn trên mọi chặng đường. Quan trọng hơn, bạn lái được xe số sàn sẽ lái được xe số tự động mà không mất thời gian học lại từ đầu.
Nhược điểm: Việc lái xe số sàn sẽ vất vả hơn, nhất là khi tắc đường, lái xe sẽ sử dụng chân côn rất nhiều dẫn đến tình trạng căng thằng, mệt mỏi.
Hộp số tự động
Hộp số tự động hoạt động dựa vào hệ thống cơ khí tự động (điện tử) để tạo tỷ số truyền khác nhau thông qua hệ thống bánh răng. Hộp số tự động sẽ ngắt ly hộp bằng cách sử dụng phanh và chân ga.
Ưu điểm: Việc điều khiển xe số tự động sẽ đơn giản hơn, thao tác ít và không lo khi gặp hiện tượng tác đường.
Nhược điểm: Chi phí mua xe số tự động thường cao hơn xe số sàn. Ngoài ra, ưu điểm cũng chính là một phần nhược điểm của xe sử dụng hộp số tự động. Chính vì đơn giản trong cách vận hành nên lái xe thường chủ quan dẫn đến việc đạp nhầm chân ga và phanh hoặc sử dụng 2 chân khi lái xe số tự động cực kỳ nguy hiểm.
Với những ưu, nhược điểm như trên, tài xế nên lựa chọn chiếc xe sử dụng hộp số phù hợp với điều kiện kinh tế và bản thân mình nhất để có một chiếc xe di chuyển an toàn.
Tác giả bài viết: Xuân Khải
Nguồn tin: