Theo PGS.TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường, đây là chương trình đào tạo bác sĩ y khoa được đổi mới một cách toàn diện đầu tiên của nước ta, nhằm đào tạo ra một thế hệ bác sĩ mới, với những phẩm chất mới. Một thế hệ bác sĩ mới có thể đương đầu với những thách thức trong tương lai của hệ thống y tế.
Mô hình đào tạo ngành y mới
Ông Tuấn cũng cho biết, cho đến hiện nay mô hình y khoa của chúng ta là mô hình đào tạo của Flexner được đề xuất từ năm 1910. Đây là mô hình ứng dụng những thành tựu phát triển mạnh mẽ của y học cơ sở vào chương trình đào tạo y khoa, là mô hình tiên tiến được đưa ra để đào tạo thế hệ bác sĩ y khoa của thế kỷ 20. Thực tế những thành tựu y học đạt được trong nửa đầu thế kỷ 20 đã chứng minh tính ưu việt của mô hình này.
Tuy nhiên, bước vào nửa cuối thế kỷ 20, với những phát minh đột phá của y học hiện đại đã dần xóa ranh giới giữa các ngành khoa học trong y học. Những khám phá và hiểu biết về tâm lý giáo dục, về lý thuyết và phương pháp luận trong dạy và học, và đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin, đã buộc các nhà giáo dục y khoa nhận thức lại và chuyển đổi mô hình đào tạo, ứng dụng phương pháp dạy và học mới nhằm đáp ứng với những thách thức mới của y học trong thế kỷ 21. Theo đó, từ năm 2010, Trường ĐH Y dược TP.HCM đã khởi động quá trình tìm hiểu và đổi mới chương trình đào tạo.
Ông Tuấn cho biết, chương trình mới được xây dựng dựa trên chuẩn năng lực mà một bác sĩ y khoa cần có. Đây là chương trình lồng ghép nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa khoa học cơ bản với y học cơ sở và với y học lâm sàng. Chương trình sẽ lấy sinh viên làm trung tâm trong dạy và học. Phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên gồm kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy tích hợp và có tính phê phán, kỹ năng ra quyết định và đặc biệt là kỹ năng học tập suốt đời. Ngoài ra, sẽ một chương trình lượng giá có tính hệ thống nhằm đánh giá năng lực sinh viên. Sinh viên sẽ được đi thực hành sớm tại các cộng đồng và bệnh viện, qua đó hiểu được hệ thống y tế của nước ta từ trung ương tới địa phương.
Chương trình mới cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào giảng dạy y đức và tính chuyên nghiệp cho sinh viên, giúp sinh viên có thái độ tốt với người bệnh, đồng nghiệp và có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội trong hành nghề y sau này. Năm học 2016-2017, có 393 tân sinh viên y khoa của trường thụ hưởng chương trình mới này.
Chương trình của ĐH Y dược TP.HCM được xây dựng trên chuẩn năng lực bác sĩ y khoa đã được Bộ Y tế ban hành và dựa trên chuẩn đầu ra của trường.
Theo mô hình mới mà Bộ y tế ban hành, thời gian đào tạo đại học hệ chính quy tại các trường ĐH Y sẽ rút xuống còn 4 năm, kể cả đối với ngành y đa khoa và y học dự phòng (hiện đào tạo 6 năm). Sau khi hoàn thành 4 năm học tại trường, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân Y khoa. Tiếp đó, những người muốn học tiếp sẽ phân thành 2 hướng: Hệ hành nghề khám chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý và Hệ nghiên cứu do Bộ GD-ĐT quản lý. Những người không muốn học tiếp có thể trực tiếp tham gia thị trường lao động.
Đối với những người lựa chọn hướng hành nghề khám chữa bệnh, sẽ phải học thêm 2 năm để được cấp bằng Bác sỹ Y khoa, sau đó trải qua thêm 1 năm tiền thực hành nghề tại các bệnh viện. Sau khi kết thúc một năm thực hành tại bệnh viện, những người này phải trải qua một kỳ thi cấp quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi đa khoa. Những người được cấp chứng chỉ mới được bắt đầu hành nghề.
Để trở thành bác sĩ chuyên khoa, các bác sĩ y khoa sẽ phải học và thực hành tại các bệnh viện thêm 2-3 năm chuyên khoa sau đó thi cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi chuyên khoa. Tiếp đó, để trở thành bác sĩ chuyên khoa sâu, phải học và thực hành tại các bệnh viện thêm từ 2 năm trở lên và thi cấp chứng chỉ hành nghề một lần nữa.
Đối với những người lựa chọn hướng nghiên cứu do Bộ GD quản lý thì phân thành 2 giai đoạn: Thạc sĩ đào tạo 2 năm và Nghiên cứu sinh đào tạo 3-4 năm, lấy bằng tiến sĩ. Tham chiếu đối với khung trình độ quốc gia thì các cử nhân Y khoa tương đương với khung trình độ bậc 6. Các bác sĩ Y khoa tương đương khung trình độ bậc 7 còn các bác sĩ chuyên khoa tương đương khung trình độ bậc 8.
Tuy nhiên, bước vào nửa cuối thế kỷ 20, với những phát minh đột phá của y học hiện đại đã dần xóa ranh giới giữa các ngành khoa học trong y học. Những khám phá và hiểu biết về tâm lý giáo dục, về lý thuyết và phương pháp luận trong dạy và học, và đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin, đã buộc các nhà giáo dục y khoa nhận thức lại và chuyển đổi mô hình đào tạo, ứng dụng phương pháp dạy và học mới nhằm đáp ứng với những thách thức mới của y học trong thế kỷ 21. Theo đó, từ năm 2010, Trường ĐH Y dược TP.HCM đã khởi động quá trình tìm hiểu và đổi mới chương trình đào tạo.
Ông Tuấn cho biết, chương trình mới được xây dựng dựa trên chuẩn năng lực mà một bác sĩ y khoa cần có. Đây là chương trình lồng ghép nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa khoa học cơ bản với y học cơ sở và với y học lâm sàng. Chương trình sẽ lấy sinh viên làm trung tâm trong dạy và học. Phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên gồm kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy tích hợp và có tính phê phán, kỹ năng ra quyết định và đặc biệt là kỹ năng học tập suốt đời. Ngoài ra, sẽ một chương trình lượng giá có tính hệ thống nhằm đánh giá năng lực sinh viên. Sinh viên sẽ được đi thực hành sớm tại các cộng đồng và bệnh viện, qua đó hiểu được hệ thống y tế của nước ta từ trung ương tới địa phương.
Chương trình mới cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào giảng dạy y đức và tính chuyên nghiệp cho sinh viên, giúp sinh viên có thái độ tốt với người bệnh, đồng nghiệp và có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội trong hành nghề y sau này. Năm học 2016-2017, có 393 tân sinh viên y khoa của trường thụ hưởng chương trình mới này.
Chương trình của ĐH Y dược TP.HCM được xây dựng trên chuẩn năng lực bác sĩ y khoa đã được Bộ Y tế ban hành và dựa trên chuẩn đầu ra của trường.
Theo mô hình mới mà Bộ y tế ban hành, thời gian đào tạo đại học hệ chính quy tại các trường ĐH Y sẽ rút xuống còn 4 năm, kể cả đối với ngành y đa khoa và y học dự phòng (hiện đào tạo 6 năm). Sau khi hoàn thành 4 năm học tại trường, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân Y khoa. Tiếp đó, những người muốn học tiếp sẽ phân thành 2 hướng: Hệ hành nghề khám chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý và Hệ nghiên cứu do Bộ GD-ĐT quản lý. Những người không muốn học tiếp có thể trực tiếp tham gia thị trường lao động.
Đối với những người lựa chọn hướng hành nghề khám chữa bệnh, sẽ phải học thêm 2 năm để được cấp bằng Bác sỹ Y khoa, sau đó trải qua thêm 1 năm tiền thực hành nghề tại các bệnh viện. Sau khi kết thúc một năm thực hành tại bệnh viện, những người này phải trải qua một kỳ thi cấp quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi đa khoa. Những người được cấp chứng chỉ mới được bắt đầu hành nghề.
Để trở thành bác sĩ chuyên khoa, các bác sĩ y khoa sẽ phải học và thực hành tại các bệnh viện thêm 2-3 năm chuyên khoa sau đó thi cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi chuyên khoa. Tiếp đó, để trở thành bác sĩ chuyên khoa sâu, phải học và thực hành tại các bệnh viện thêm từ 2 năm trở lên và thi cấp chứng chỉ hành nghề một lần nữa.
Đối với những người lựa chọn hướng nghiên cứu do Bộ GD quản lý thì phân thành 2 giai đoạn: Thạc sĩ đào tạo 2 năm và Nghiên cứu sinh đào tạo 3-4 năm, lấy bằng tiến sĩ. Tham chiếu đối với khung trình độ quốc gia thì các cử nhân Y khoa tương đương với khung trình độ bậc 6. Các bác sĩ Y khoa tương đương khung trình độ bậc 7 còn các bác sĩ chuyên khoa tương đương khung trình độ bậc 8.
Tác giả bài viết: Lê Huyền