Hơn 8 nghìn học sinh Hương Khê, Hà Tĩnh nghỉ học do mưa lũ
Thông tin từ ông Trần Đình Hùng (Trưởng phòng Giáo dục Hương Khê), đến ngày 18/10 vẫn còn 29 trường với 8.529 học sinh Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở trên địa bàn Hương Khê, Hà Tĩnh chưa được đến trường do lũ.
Trong số 29 trường này có 12 trường Mầm non, 12 trường Tiểu học, 6 trường Trung học Cơ sở trên địa bàn các xã Hương Trạch, Hương Phúc, Hương Giang, Hòa Hải, Phúc Đồng, Hà Linh, Phương Điền, Gia Phố, Phương Mỹ, Hương Thủy, Lộc Yên , Hương Đô học sinh chưa thể đến lớp.
Thậm chí những trường Mầm non, Tiểu học ở Phương Mỹ, Hòa Hải, Hương Thủy, Hà Linh thuộc địa bàn vùng xuôi huyện Hương Khê, nước lũ vẫn chưa rút.
Cô giáo Ngô Thị Hà (Hiệu trưởng trường Mầm non Phương Mỹ) buồn bã nói qua điện thoại:
“Nước lũ bao vây tứ phía, nước rút rất chậm. Chúng em trông chờ nóng cả gan ruột, từng ngày, từng giờ mong nước rút nhưng đây là vùng trũng, ngập lâu nên nước rút rất chậm, nghe nóng cả ruột gan.
Sáng nay vào lúc ba giờ chúng em xem nước thì vẫn còn ngập đến 2m”.
Thông tin từ ông Trần Đình Hùng (Trưởng phòng Giáo dục Hương Khê), đến ngày 18/10 vẫn còn 29 trường với 8.529 học sinh Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở trên địa bàn Hương Khê, Hà Tĩnh chưa được đến trường do lũ.
Trong số 29 trường này có 12 trường Mầm non, 12 trường Tiểu học, 6 trường Trung học Cơ sở trên địa bàn các xã Hương Trạch, Hương Phúc, Hương Giang, Hòa Hải, Phúc Đồng, Hà Linh, Phương Điền, Gia Phố, Phương Mỹ, Hương Thủy, Lộc Yên , Hương Đô học sinh chưa thể đến lớp.
Thậm chí những trường Mầm non, Tiểu học ở Phương Mỹ, Hòa Hải, Hương Thủy, Hà Linh thuộc địa bàn vùng xuôi huyện Hương Khê, nước lũ vẫn chưa rút.
Cô giáo Ngô Thị Hà (Hiệu trưởng trường Mầm non Phương Mỹ) buồn bã nói qua điện thoại:
“Nước lũ bao vây tứ phía, nước rút rất chậm. Chúng em trông chờ nóng cả gan ruột, từng ngày, từng giờ mong nước rút nhưng đây là vùng trũng, ngập lâu nên nước rút rất chậm, nghe nóng cả ruột gan.
Sáng nay vào lúc ba giờ chúng em xem nước thì vẫn còn ngập đến 2m”.
Mang những gì còn sót lại ra phơi!
Quan sát xung quanh là cảnh ngổn ngang của những ngôi nhà sau lũ.
Tại các điểm trường Mầm non Hà Linh, Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Hòa Hải nước rút đến đâu là các giáo viên, phụ huynh được sự giúp đỡ của lực lượng bộ đội, thanh niên tình nguyện dọn dẹp, vệ sinh đến đó.
Công tác nạo bùn trong phòng học, sân trường; lau chùi bàn ghế; vệ sinh giếng nước, nhà ăn, nhà vệ sinh; phơi sách vở, tài liệu, chăn chiếu được thực hiện rất tích cực.
Tại những ngôi trường bên dòng sông Ngàn Sâu mà chúng tôi đến, nước ngập sâu, thậm chí như điểm trường Tân Dừa thuộc trường Mầm non Hương Trạch, nước ngập xấp xỉ mái ngói, nên tất cả đồ dùng thiết bị dù được gác lên cao vẫn ngập hoàn toàn.
Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hương Khê, đến thời điểm hiện tại, thiệt hại của các trường ước tính 3 tỷ đồng (nhiều nhất là trường Mầm non Hương Trạch, Hương Đô, Phương Mỹ, Hà Linh; trường Tiểu học Hương Đô, Phương Mỹ).
Hiện, tất cả các trường bị ngập lũ đang tập trung nỗ lực khắc phục hậu quả lũ lụt để sớm ổn định tình hình, cho các em đến lớp.
Học sinh bán trú không biết bao giờ mới được trở lại trường!
Với những học sinh học ngoại trú, dự tính vài ngày hoặc chậm nhất một tuần các em được trở lại trường nhưng với các học sinh bán trú chưa biết đến bao giờ?
Sau lũ, các nhà trường phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. “Thiệt hại ba tỷ đồng cả ngành giáo dục là không lớn, nhưng với các nhà trường mất một máy vi tính, máy in, hay thiết bị dạy học, đồ chơi là ảnh hưởng trực tiếp đến việc dạy học của giáo viên và học sinh”, cô Trần Thị Hiền (Hiệu trưởng trường Trung học Cơ sở) trao đổi.
Sách báo, dụng cụ học đều bị ướt hết!
Đến trường Mầm non Hương Đô, hay Hương Trạch, Lộc Yên thấy đồ chơi trẻ em chôn trong bùn, sách vở và thiết bị lấm bùn lũ không khỏi xót xa.
Đến trường Tiểu học Hương Đô, tận mắt chứng kiến toàn bộ phòng thí nghiệm và thư viện hư hỏng hầu như không thể khắc phục được mà ái ngại cho nhà trường…
Được biết để có những dụng cụ dạy học hay đồ chơi cho trẻ là phải nhờ vào công tác xã hội hóa giáo dục.
“Nhưng bây giờ toàn bộ gia đình học sinh bị ngập lũ, các hộ gia đình phụ huynh ở thôn 7, 9 ở hai bên bờ sông Ngàn Sâu, nước lũ ngập hết, tình cảnh càng khốn đốn hơn, nên không thể huy động phụ huynh được.
Nhà trường chưa biết có cách nào để có được máy tính, máy in, máy phô tô đây?”, thầy Nguyễn Quốc Toản ngao ngán.
Còn đối với các lớp tổ chức ăn bán trú, dụng cụ tập đoàn, bếp ăn hư hỏng, chăn màn ướt, trộn bùn, bát đĩa vỡ, xô thúng đồ dùng bằng nhựa trôi theo lũ chưa biết khi nào mới sắm sửa lại được.
Cô Lê Thị Hải Yên (Hiệu trưởng trường Mầm non Hương Trạch) lo lắng: “Trường em có 4 điểm, đều tổ chức bán trú cho học sinh, tại diểm Tân Dừa nước lũ sắp ngập mái nhà nên dụng cụ tập đoàn, tủ lạnh bị hỏng hoàn toàn, bếp ăn cũng lún nền, vì vậy, để tổ chức được bán trú còn là một khó khăn lớn.
Ví như chẳng biết đến bao giờ chúng em mới có tiền mua được tủ lạnh để cất trữ mẫu thức ăn như quy định”.
Có thể vài ngày nữa, trời không mưa, thủy điện Hố Hô không xả lũ, trường bắt đầu học bình thường, nhưng tổ chức bán trú thì chưa biết đến bao giờ!?
Một số hình ảnh khắc phục lũ lụt ở các trường Mầm non Hương Trạch, Lộc Yên, Hương Đô, Tiểu học Hương Đô (Hương Khê, Hà Tĩnh):
Qua Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, chúng tôi muốn kêu gọi giáo viên, học sinh ở các trường học trên địa bàn toàn quốc, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đến với những trường học vùng rốn lũ Hương Khê chia sẻ, động viên giúp đỡ vật chất tinh thần để họ vượt qua được khó khăn này!
Tác giả bài viết: Lê Văn Vỵ