Dù ở đâu, thời gian nào phụ nữ vẫn hy sinh tất cả để chạy theo xu hướng làm đẹp. Nếu như thời nay chị em không sợ dao kéo, đau đớn nâng mũi, sửa cằm, độn ngực... để đạt được cái đẹp thì thời xưa cũng không kém cạnh về độ chịu đau... Chứng tỏ rằng phụ nữ mỗi thời mỗi khác nhau, nhưng để được đẹp thì sẵn sàng "quên mình".
Chân gót sen- bàn chân biến dạng vì bị bẻ
Tục bó chân (hay còn được biết đến về giai thoại gót sen hay gót huệ) được xem là một trong những biểu tượng sắc đẹp và địa vị trong thời phong kiến của Trung Quốc. Vào thời đó, người Trung Quốc quan niệm người con gái đẹp là phải thắt đáy lưng ong, da dẻ trắng hồng và đặc biệt là phải có đôi bàn chân nhỏ… Theo đó, một bàn chân đẹp hoàn hảo thường có độ dài từ 7-10 cm. Chân càng nhỏ, nghĩa là người con gái ấy càng đẹp, và càng có nhiều cơ hội kén được chồng danh giá, đây cũ là một tiêu chuẩn chọn vợ của thời đó. Mẹ hoặc bà sẽ bắt đầu bó chân con gái hoặc cháu gái họ khi đứa trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Và thường sẽ được thực hiện suốt những tháng mùa đông, khi những đôi chân nhỏ thường co quắp lại vì giá lạnh.
Việc bó chân này mang lại rất nhiều đau đớn cho phụ nữ, có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng khi bó chân như gẫy xương, hoại tử...
Các bạn cứ thử nghĩ mình ngã mạnh một cái đã đau rồi, vật mà bó chân như này giống như tự nhiên bẻ gãy cả bàn chân, nhìn thôi đã thấy giật mình rồi.
Những đôi chân gót sen đúng chuẩn cách đây 1000 năm.
Tóc giả bằng mỡ lợn - nuôi chuột trên đầu
Ở thế kỷ 18, phụ nữ quan niệm mái tóc càng to thì càng quyến rũ và giúp bạn được chú ý. Vì vậy, phụ nữ thời bấy giờ luôn đội tóc giả trong mọi trường hợp. Những bộ tóc giả này được làm từ gỗ, tạo hình và làm phồng từ mỡ lợn. Chúng được gắn lên đầu bằng mỡ lợn, tất nhiên, loại mỡ này thu hút đủ loại côn trùng đặc biệt là khiến. Tuy nhiên, các quý bà quý cô sẵn sàng đội bộ tóc giả đồ sộ trên đầu trong vài tháng, khiến da đầu của họ trở nên nhiễm khuẩn nặng. Có thể bạn không tin. nhưng sự thật là thậm chí có cả chuột và chấy ở trong những bộ tóc giả.
Đúng là phái đẹp nên lúc nào cũng cố gắng cho mình thật lộng lẫy, mặc kệ việc phải nuôi chuột trên đầu.
Những bộ tóc đồ sộ được chị em thời xưa coi như vật bất ly thân.
Vòng eo con kiến từ áo corset
Phụ nữ mang vòng eo nhỏ luôn khiến người ta mê mẩn, không kể từ xưa đến nay.
Thời xưa để có vòng eo như ý thì phụ nữ đã sử dụng chiếc áo corset - món đồ giúp nữ giới tạo vòng eo con kiến. Bộ áo này giúp người mặc đẩy ngực lên cao, đồng thời ép vòng 2 xuống cỡ nhỏ nhất có thể. Tuy nhìn rất đẹp mắt nhưng người mặc corset lại rất đau đớn. Đặc biệt là với chất liệu cứng giúp giữ phom tốt, thì càng gây đau đớn hơn. Mặc chiếc áo này gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, đặc biệt khiến sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng như gãy xương sườn, ngất xỉu vì thiếu oxy do bụng, ngực bị chèn ép lâu ngày.
Chiếc áo “thần thánh” ngày xưa được chị em coi trọng.
Nhuộm răng đen
Nhuộm răng là một trong những phong tục xưa của nhiều dân tộc ở Đông Á, như Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia và miền Nam Trung Quốc.
Nhuộm răng đen thường dành cho phụ nữ đã có chồng, coi như một cách ngừa sâu răng tương tự như chất trám răng của nha khoa hiện đại. Và đặc biệt hơn ở thời kì đó răng ai càng đen càng đẹp. Bởi theo quan niệm thời xa xưa, “da trắng, răng đen” mới tạo sự tương phản cao và đầy nghệ thuật, thể hiện sự duyên dáng cho hàm răng. Đặc biệt vào các dịp lễ tết hay những ngày vui trọng đại như lễ hỏi, lễ cưới, phụ nữ thường nhuộm răng lại cho đen mới để tham dự.
Thời nay chị em đua nhau đi tẩy trắng răng, lắp răng sứ để hàm răng trắng và đều, vậy mà trước đây thì xu hướng thì răng cứ phải là đen, phải thật đen mới hợp mốt.
Hàm răng đen được coi là 1 trong những tiêu chuẩn cái đẹp thời xưa.
Nhổ bớt tóc cho vầng trán rộng
Vào thời kì Phục Hưng thế kỷ VI, tiêu chuẩn cái đẹp của phụ nữ Ý đó là vần trán rộng, vầng trán người phụ nữ nào càng rộng càng thể hiện được cái đẹp của mình. Để kịp “xu hướng” đó họ thường kéo căng hết tóc ra sau, nhổ bớt tóc hoặc dùng giấm nhằm loại bỏ một phần tóc phía trước.
Việc nhổ tóc này đương nhiên gây đau đớn, nhưng vì đẹp, chị em đau thế nào cũng chịu được
Trán rộng, nét đẹp của phụ nữ thế kỉ VI.
Tác giả bài viết: Bùi Phượng (TH)
Nguồn tin: