LTS: Trước thực trạng xin điểm, chạy điểm cho học sinh hiện nay, cô giáo Phan Tuyết cho rằng thầy cô hoàn toàn không nên nâng điểm cho học trò vì sẽ vô tình làm hại các em.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Xưa đến nay, nói đến việc xin điểm ở bậc học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, nhiều người thường nghĩ ngay đến những học sinh học yếu, kém mới phải dùng đến cách này.
Nhưng là giáo viên trong nghề, ai ai cũng biết chuyện xin điểm thường xảy ra với tất cả các đối tượng học sinh. Từ giỏi, khá, trung bình đến yếu và kém.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Xưa đến nay, nói đến việc xin điểm ở bậc học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, nhiều người thường nghĩ ngay đến những học sinh học yếu, kém mới phải dùng đến cách này.
Nhưng là giáo viên trong nghề, ai ai cũng biết chuyện xin điểm thường xảy ra với tất cả các đối tượng học sinh. Từ giỏi, khá, trung bình đến yếu và kém.
Nhà trường và phụ huynh chạy theo căn bệnh thành tích khiến học sinh không đánh giá đúng năng lực của bản thân. (Ảnh minh họa trên Giaoduc.net.vn)
Có đủ lý do để phụ huynh và chính giáo viên cũng đi xin điểm. Những điểm tổng kết ở các mức như 3.4; 4.9; 6.4; 7.9… thường được xin thêm 0.1.
Nhiều người nghĩ “Chỉ có 0.1 sao nhiều thầy cô lại khó đến thế?” Họ đâu chịu hiểu chỉ có 0.1 nhưng lại có sức mạnh làm thay đổi cả bảng xếp hạng, thay đổi mức đánh giá từng học sinh.
Đơn giản, chỉ 0.1 nhưng một học sinh lẽ ra phải lưu ban, bỗng chốc được lên lớp. Chỉ 0.1, một học sinh đang xếp loại Yếu bỗng thành Trung bình.
Chỉ 0.1, học sinh đang xếp loại Trung bình thành loại Khá và đạt học sinh Tiên tiến. Và chỉ 0.1, học sinh đang loại Khá bỗng trở thành học sinh Giỏi, học sinh Xuất sắc, được nhà trường vinh danh trên bảng danh dự.
Với sức mạnh như thế nên không ít phụ huynh đã tìm mọi cách để xin cho con thêm 0.1. Người xin cho con khỏi bị lưu ban. Người xin con đạt danh hiệu Học sinh Tiên tiến, Học sinh Giỏi để “nở mày nở mặt với mọi người”.
Có nhiều cách đã được áp dụng như nhờ vào mối quan hệ của bản thân, của người quen để trực tiếp tác động tới những thầy cô giáo ấy.
Đôi khi, lại chính thầy cô giáo trong trường trực tiếp đi xin đồng nghiệp cho học sinh.
Và cũng có không ít trường học, Ban giám hiệu lại trực tiếp gợi ý cho việc nâng điểm.
Cũng có giáo viên có quan điểm “Giá các em thiếu nhiều thì không tiếc, nhưng chỉ thiếu 0.1 mà không đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, Học sinh Tiên tiến thì tội lắm”.
Bởi cách thương trò như thế, có không ít thầy cô tình nguyện đi xin đồng nghiệp nâng điểm cho học trò lớp mình chủ nhiệm.
Có giáo viên vì nể nang đồng nghiệp cũng đồng ý giúp. Có giáo viên muốn lấy lòng Ban giám hiệu nên cũng tặc lưỡi thi hành.
Cách mà một số thầy cô dùng để nâng 0.1 vô cùng đơn giản đó là việc cho khống những học sinh ấy vài điểm kiểm tra miệng cao ngất ngưỡng.
Chuyện này chỉ có “trời” mới biết, bởi vì kiểm tra miệng thì làm gì có bằng chứng như kiểm tra một tiết, 15 phút phải có bài kiểm tra bằng giấy hẳn hoi lưu lại”.
Cũng có không ít thầy cô vô cùng nghiêm khắc, làm đúng quy định. Bởi họ nói “Nếu nâng điểm cho em này mà không nâng điểm cho em kia sẽ mất công bằng.
Nâng điểm kiểu này, học sinh sẽ ỉ lại và coi thường việc học, vô tình mình đã hại các em”.
Xin không được điểm, có phụ huynh nói “Chỉ có 0.1 thôi, sao thầy (cô) khó thế?”.
Có người bị chính đồng nghiệp của mình hờn dỗi, tẩy chay, bị chính Ban giám hiệu đưa vào “danh sách đen” vì dám chống đối.
Chừng nào mọi người còn nghĩ “Chỉ 0.1 thôi mà” thì chừng đó chuyện nâng điểm cho học trò vẫn sẽ không chấm dứt.
Tác giả bài viết: Phan Tuyết
Nguồn tin: