LTS: Việc truyền tải kiến thức cho học sinh đòi hỏi vận dụng nhiều thao tác như đối thoại, phát vấn, minh họa bằng giáo cụ trực quan, phản biện… nhằm phát huy tính tích cực, chủ động tiếp thu bài giảng.
Tuy nhiên, hiện nay không ít giáo viên vẫn sử dụng hình thức “đọc – chép” trong giảng dạy, hậu quả khiến nhiều học sinh học tủ, học vẹt, học quá tải dẫn đến thiếu hứng thú học tập.
Trong phương hướng đổi mới Giáo dục năm học 2009 – 2010, Bộ Giáo dục cũng đã có cuộc vận động phải xóa bỏ tình trạng đọc – chép.
Thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc (một giáo viên dạy học ở Quảng Ngãi) đã có bài viết nhận xét về việc thực hiện chủ trương này và lý giải những nguyên nhân tại sao chúng ta thực hiện chưa được hiệu quả.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Chấm dứt tình trạng "đọc - chép" là một trong những điểm nhấn đáng chú ý và nhiệm vụ quan trọng, nằm trong các chỉ thị năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực ra, vấn đề chấm dứt "đọc- chép" đã từng được khơi dậy từ những năm 90 của thế kỉ trước, lúc ấy, nó nằm trong cái gọi là đổi mới phương pháp dạy - học.
Đổi mới ấy có nhiều thứ:
Cải tiến chương trình, Sách giáo khoa, tăng cường trang thiết bị dạy học hiện đại như video, đèn chiếu, giáo án điện tử, phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, giáo viên giữ vai trò người thiết kế, tổ chức, điều khiển, hướng dẫn các em chiếm lĩnh tri thức, khám phá chân lí, nói không với việc đọc - chép...
"Bao nhiêu diễn đàn, hội nghị, cuộc bàn thảo, đợt bồi dưỡng, tập huấn giáo viên... đã diễn ra xoay quanh chủ đề đổi mới phương pháp dạy - học.
Trong tâm trí giáo viên chúng tôi lúc bấy giờ đã chứa đầy những lý thuyết rất hay về nó, từ các loại sách, từ lời giảng của các Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành, chuyên ngành...
Có lẽ, chưa có thời nào giáo viên lại được trang bị nhiều kiến thức, lí luận về phương pháp dạy học mới như thời nay", thầy Bùi Văn Thuận (giáo viên Văn trường Trung học Phổ thông Trường Chinh, Gia Lai) phát biểu.
Tuy nhiên, hiện nay không ít giáo viên vẫn sử dụng hình thức “đọc – chép” trong giảng dạy, hậu quả khiến nhiều học sinh học tủ, học vẹt, học quá tải dẫn đến thiếu hứng thú học tập.
Trong phương hướng đổi mới Giáo dục năm học 2009 – 2010, Bộ Giáo dục cũng đã có cuộc vận động phải xóa bỏ tình trạng đọc – chép.
Thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc (một giáo viên dạy học ở Quảng Ngãi) đã có bài viết nhận xét về việc thực hiện chủ trương này và lý giải những nguyên nhân tại sao chúng ta thực hiện chưa được hiệu quả.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Chấm dứt tình trạng "đọc - chép" là một trong những điểm nhấn đáng chú ý và nhiệm vụ quan trọng, nằm trong các chỉ thị năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực ra, vấn đề chấm dứt "đọc- chép" đã từng được khơi dậy từ những năm 90 của thế kỉ trước, lúc ấy, nó nằm trong cái gọi là đổi mới phương pháp dạy - học.
Đổi mới ấy có nhiều thứ:
Cải tiến chương trình, Sách giáo khoa, tăng cường trang thiết bị dạy học hiện đại như video, đèn chiếu, giáo án điện tử, phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, giáo viên giữ vai trò người thiết kế, tổ chức, điều khiển, hướng dẫn các em chiếm lĩnh tri thức, khám phá chân lí, nói không với việc đọc - chép...
"Bao nhiêu diễn đàn, hội nghị, cuộc bàn thảo, đợt bồi dưỡng, tập huấn giáo viên... đã diễn ra xoay quanh chủ đề đổi mới phương pháp dạy - học.
Trong tâm trí giáo viên chúng tôi lúc bấy giờ đã chứa đầy những lý thuyết rất hay về nó, từ các loại sách, từ lời giảng của các Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành, chuyên ngành...
Có lẽ, chưa có thời nào giáo viên lại được trang bị nhiều kiến thức, lí luận về phương pháp dạy học mới như thời nay", thầy Bùi Văn Thuận (giáo viên Văn trường Trung học Phổ thông Trường Chinh, Gia Lai) phát biểu.
Thay đổi phương pháp dạy là một trong những cách hữu hiệu chống đọc - chép hiệu quả (Ảnh: giadinh.net.vn).
Phương pháp dạy học mới nói chung và việc không "đọc - chép" nói riêng đã được triển khai như thế nào trong thực tế dạy học và kết quả đạt được tới đâu?
Là người trong cuộc, chúng tôi nhận thấy, ban đầu mọi thứ được triển khai rất rầm rộ, có khí thế, sau đó thì xẹp lép như bong bóng xà phòng. Nơi làm tốt, có tính điển hình chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Thấy rõ những hạn chế, yếu kém của việc chấm dứt tình trạng thầy đọc - trò chép, trên bình diện rộng, có tính phổ biến, nên trong các năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho nó thành một chủ đề phải thực hiện cho được, cho tốt.
Bộ Giáo dục và Đào tạo coi đó làm một bước đột phá về đổi mới phương pháp dạy học, tạo nên thay đổi chuyển biến thực sự về chất lượng giáo dục.
Ý tưởng thì tốt đẹp nhưng để biến nó thành hiện thực thì chẳng hề đơn giản tí nào, không thể trông đợi thành công ngay trong một thời gian ngắn. Vì hiện tại nó còn có quá nhiều rào cản trước mặt.
Rào cản, thành lũy đáng sợ nhất là yếu tố chủ quan – giáo viên.
Thừa nhận rằng, nhiều giáo viên còn chậm "tiêu", ngại đổi mới, nhất là các giáo viên kỳ cựu, được đào tạo theo phương pháp truyền thống trước đây.
Có người dự giờ khi thao giảng, khi thanh tra chuyên môn mà họ cứ làm thế, còn không có người, chỉ thầy và trò thì họ ung dung, vô tư "lối cũ ta về".
Hơn nữa, tâm lí đọc - chép cho an toàn, để học sinh dễ học bài, dễ thi cử vẫn chi phối thường trực trong nhận thức, suy nghĩ đa số giáo viên.
Ngoài yếu tố giáo viên, vấn đề này còn phải đối mặt với các yếu tố khách quan. Trước hết là tâm lí, thói quen thích đọc - chép đã có sẵn, thành đường mòn, ăn sâu trong tiềm thức, trong máu thịt con người Việt Nam.
Nay từ bỏ, đoạn tuyệt hẳn cũng không dễ dàng gì.
Chúng tôi từng tham gia chấm thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh nhiều lần, địa điểm tổ chức thi là những trường có chất lượng dạy - học hạng tốt nhất tỉnh.
Mới đầu cứ tưởng, với học sinh các trường ấy, thừa sức để tự ghi bài vào vở qua nghe lời giảng của giáo viên dự thi, qua nhìn giáo án điện tử được đèn chiếu quét lên.
Khi kiểm tra bài ghi trong vở mới vỡ lẽ, rất nhiều cô cậu cũng không ghi được chữ nào có em ghi được một ít, song thiếu đầu thiếu đuôi, rất lộn xộn.
Có em nói thú thật: "Từ hồi giờ bọn em chưa biết cách, chưa có thói quen ghi bài trên lớp. Khi giáo viên đọc hay viết, chiếu lên bảng thật chậm thì mới ghi được".
Trình độ tiếp thu, xử lí bài vở của đối tượng học sinh lại không đồng đều, em khá, giỏi rèn một thời gian là tự ghi được, còn em loại trung bình, yếu kém, rèn ghi cho được khổ lắm.
Nhiều đối tượng học cùng tồn tại trong một lớp luôn là thử thách lớn đối với giáo viên khi thực hiện phương pháp dạy học mới; còn đối tượng là học sinh miền núi, vùng sâu, vùng xa, nếu giáo viên không đọc cho chép, thì làm sao các em đó có cái để học?
Trong giảng dạy,chúng tôi thường bắt gặp một thực tế là chất lượng, trình độ học sinh ngang bằng, lòng nhiệt tình và khả năng truyền đạt của giáo viên giống nhau, nhưng giáo viên nào bắt học sinh đọc – chép bài kĩ thì kết quả học của các em sẽ cao hơn.
Thực tế này, rất đáng để chúng ta suy nghĩ vì nền giáo dục của chúng ta vẫn nặng về thi cử, đỗ đạt.
Đề thi dù có mở, sáng tạo tới đâu đi nữa cũng không thể thoát khỏi những kiến thức chuẩn, cơ bản trong Sách giáo khoa.
Tất nhiên, dạy - học kĩ Sách giáo khoa, có nhiều lúc đọc - chép lại là thứ vũ khí lợi hại, hiệu quả khi đi thi. Khổ nỗi, học mà không thi thì không xong; không thi, không kiểm tra, không cho điểm thì có mấy học sinh nào ham học?
Khi đưa vào vấn đề chấm dứt tình trạng chấm dứt đọc - chép, nhiều giáo viên chưa thật đồng tình, nhất trí.
Thầy Phan Xuân Hùng (Phó Hiệu trưởng, trường Trung học Cơ sở thị trấn Di Lăng, Quảng Ngãi) biện luận:
Bộ không nên phủ nhận toàn bộ vai trò của phương pháp đọc - chép.
Năng lực bắt chước, làm theo, ghi nhớ, thuộc lòng cũng là những phẩm chất cần thiết, quan trọng trong việc hình thành tri thức ở các em.
Đừng đòi hỏi, yêu cầu quá cao ở đối tượng học sinh phổ thông, một phương diện khác, có những môn học, có những phần kiến thức cần sự chính xác, cần đọc, ghi lên cho học sinh chép để học thuộc.
Trong trường hợp đó không khắc ghi vào vở thì liệu có mấy em tự tái hiện lại được, vì một lần ghi, chép bằng 4 lần nghe và đọc!
Nhiều năm học qua, các cấp quản lý giáo dục, từ Bộ đến Sở, đi đâu cũng nói ra rả về vấn đề chấm dứt “đọc- chép”.
Vậy xin hỏi, các cấp giáo dục đã thực hiện, triển khai nhiệm vụ đó đến đâu rồi? Kết quả đạt được thế nào; có tổng kết, rút kinh nghiệm trong thời gian tới không, hay chỉ giỏi " đánh trống bỏ dùi?
Tóm lại, vấn đề chấm dứt tình trạng đọc - chép còn là một câu chuyện dài, khó mong đạt yêu cầu trong một thời gian nhất định.
Các cấp quản lí giáo dục cũng không thể chỉ hô hào suông mà cần sâu sát, có biện pháp thiết thực động viên, kích thích giáo viên làm việc, từ bỏ dần tình trạng đọc - chép.
Cố gắng phát huy tính chủ động, tích cực trong học tập cho các em; giáo viên cần thay đổi cách kiểm tra, đánh giá thi cử theo hướng vừa gọn nhẹ vừa linh hoạt.
Làm việc này không thể mang tính phong trào mà toàn ngành giáo dục phải vào cuộc, trong đó vai trò người thầy có tính quyết định nhất!
Tác giả bài viết: Đỗ Tấn Ngọc
Nguồn tin: