Đẹp

Cẩm nang dinh dưỡng để mãi trẻ đẹp

Những gì bạn ăn có thể khiến bạn đẹp hơn. Bạn nên sắp xếp bữa ăn của mình hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, có thể bạn mới “khỏe bên trong, đẹp bên ngoài”.

Tác dụng của nước với sắc đẹp

“Nếu bạn tận dụng nước thật tốt thì bạn sẽ trẻ mãi”! Nếu làn da thiếu nước sẽ trở nên xạm màu, co rút, tính đàn hồi kém, bù nước hằng định kịp thời, có thể thúc đẩy chuyển hóa các chất, làm cho nước đến với từng bộ phận của tế bào, làm cho làn da nõn nà săn chắc. Cho nên, muốn xinh đẹp, phải uống nhiều nước, giúp cho da hấp thu đủ nước, thúc đẩy da dần trở nên bóng mượt, mịn màng.

Ăn nhiều “thức ăn sắc đẹp”

Mè, đậu phộng, hạt hướng dương là những thức ăn ngoài việc chứa protid tốt ra, chúng còn chứa nhiều linoleic acid và vitamin E, giúp dinh dưỡng làn da, tẩm ướt làn da, dự phòng da lão hóa và phát sinh vết nhăn, có tác dụng bổ cơ, mềm da, ngừa nhăn, có ích cho sắc đẹp. Mật ong chứa nhiều thành phần vitamin, enzym, acid amino, glucid và kích tố, một số được da trực tiếp hấp thu tận dụng. Chất kháng khuẩn chứa trong mật ong giúp tiêu diệt và ức chế các vi khuẩn bám trên làn da, còn có thể giúp da tiêu trừ sắc màu lắng đọng, thúc đẩy tổ chức thượng bì tái sinh.

Mật ong bất kể dùng uống trực tiếp hay đắp trên da mặt, đều tạo tác dụng “tư bổ” cho da. Đậu nành là “vua của đậu”, mệnh danh “thịt thực vật” và “sữa bò màu xanh”. Đậu hũ (đậu phụ) là chế phẩm từ đậu nành, khoa học hiện đại phân tích chứng minh, giá trị dinh dưỡng của đậu hũ không thấp so với thịt bò. Đậu hũ còn có công hiệu thanh nhiệt, nhuận táo, giải độc, bổ trung, giáng trọc. Ăn nhiều đậu hũ làm cho làn da trẻ trung, óng ả, chức năng đường ruột bình thường.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng rất quan trọng để duy trì sắc đẹp


Phòng ngừa kén ăn, bữa ăn đa dạng hóa:

Trong sắp xếp bữa ăn hàng ngày chúng ta cầ lưu ý những điều sau. Mỗi thức ăn đều có đặc điểm riêng, các thành phần chứa trong đó lượng ít nhiều cũng không giống nhau.

Vitamin A: giúp đảm bảo tính hoàn chỉnh và chức năng bình thường của tế bào da, làm cho da mịn màng mà không dễ bị nhiễm khuẩn, thiếu hụt vitamin A làn da sẽ khô ráp, dễ tróc, miệng nang lông thường sừng hóa làm tắc nghẽn, làm cho da thô như da cóc. Gan động vật, trứng, sữa bò, dầu gan cá, cà rốt, cà chua, rau lá xanh chứa nhiều vitamin A.

Vitamin B1: tham gia quá trình chuyển hóa glucid, đảm bảo chức năng bình thường của hệ thần kinh, tim mạch và tiêu hóa, từ đó giúp làn da đảm bảo trẻ trung, giảm phát sinh chứng viêm, vitamin B1 chủ yếu chứa trong các loại lương thô, đậu, thịt, cá, trứng, rau lá xanh.

Vitamin B2: tham gia rất nhiều quá trình oxy hóa, tham gia chuyển hóa glucid, protid, lipid. Thiếu vitamin B2 thì môi, khóe miệng, lưỡi, mũi, mắt và xung quanh tai có thể phát sinh chứng viêm. Vitamin B2 có trong gan (động vật), thịt nạc, trứng, men và rau lá xanh.

Vitamin PP: có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất, điều tiết hình thành chất cảm quang. Thiếu hụt vitamin PP, làn da sẽ nhạy cảm với ánh sáng, những bộ phận cơ thể bị nắng chiếu có thể xảy ra viêm da do ánh sáng, da khô tróc rụng, môi và lưỡi cũng sẽ bị viêm. Lòng đỏ trứng, gan động vật, thịt nạc, sữa, chế phẩm đậu, rau lá xanh… chứa nhiều vitamin PP.

Vitamin C: là chất quan trọng cần thiết cho việc chuyển hóa các chất trong cơ thể, giúp tăng cường độ bền của mao mạch, giảm tính thẩm thấu và tính giòn. Tăng sức đề kháng cơ thể đối với lây nhiễm, làm cho da luôn đảm bảo tính đàn hồi. Vitamin C có trong trái cây và rau tươi.

Vitamin E: giúp da cải thiện tính đàn hồi, dự phòng các sẹo sau khi da bị tổn thương gây ra, trì hoãn lão hóa quá sớm của cơ thể. Vitamin E chủ yếu có trong đậu, quả và hạt giống. Thiếu hụt bất kỳ chất dinh dưỡng nào không những ảnh hưởng đến sắc đẹp, mà còn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, chúng ta cần lưu ý trong ăn uống món ăn cần đa dạng hóa, phòng ngừa kén ăn.

Ăn nhiều thức ăn giàu chất khoáng

Ăn nhiều thức ăn giàu chất khoáng, điều chỉnh chức năng nội tạng, theo đó làn da sẽ được “hưởng lợi”. Trong rất nhiều nguyên tố vi lượng, kẽm và đồng có liên quan mật thiết với làn da. Hàm lượng kẽm trong cơ thể bình thường chiếm khoảng 0,004% so với cân nặng, chủ yếu tích trữ trong da, kế đến là lông, xương, các cơ quan khác và máu. Kẽm tham gia hoạt động của hơn 20 loại enzym, tham gia chuyển hóa glucid và lipid.

Khi thiếu kẽm sẽ xuất hiện chứng rụng tóc, viêm da bã nhờn, trứng cá, bệnh có nguồn gốc collagen và bệnh da mụn bọc… Đồng có liên quan đến chuyển hóa mô liên kết trong cơ thể, trong quá trình collagen hóa cần sự tham gia của lysyl oxidase, đồng là thành phần tạo thành của hơn 30 loại enzym chẳng hạn như lysyl oxidase. Cơ thể thiếu đồng sẽ ảnh hưởng kết cấu bình thường của collagen, từ đó ảnh hưởng đến chức năng da, đồng thời trong quá trình hoạt động sống của cơ thể.

Tuy không cần hấp thu nhiều chất khoáng, nhưng khi cung cấp không đủ sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, từ đó gây ra rối loạn chức năng da.

Chú ý độ kiềm toan của thức ăn

Thức ăn thường chia thành 2 loại lớn là thức ăn kiềm tính và toan tính. Trong thức ăn toan tính có chứa nguyên tố hóa học S, P, Cl nhiều hơn, trải qua chuyển hóa biến thành chất toan tính, khi bài tiết ra ngoài qua da, gây kích thích xấu cho da, làm cho da nhờn và thô ráp. Trái lại, chất kiềm tính khi bài tiết ra ngoài, sẽ trung hòa với chất toan tính trên da, làm cho da trở nên óng ả mịn màng. Nghiên cứu cho thấy, khi máu trong cơ thể chuyển sang kiềm tính, trạng thái cơ thể tốt hơn so với lúc bình thường, do vậy làn da sẽ nõn nà hơn. Thức ăn kiềm tính là gì? Rất đơn giản, đó là rau cải trái cây. Còn cá, thịt, trứng… lại là thức ăn toan tính.

Ít ăn thức ăn mang tính kích thích

Thức ăn mang tính kích thích làm mạch máu giãn nở, tuyến bã nhờn bài tiết hoạt bát, làn da sẽ nhờn và thô, do vậy, người yêu thích cái đẹp nên ít ăn thức ăn mang tính kích thích như: ớt, hành, gừng…

Tác giả: Luơng y Bàng Cẩm

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & Đời sống

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP