Đẹp

Cách nặn mụn an toàn, không để lại sẹo

Cách nặn mụn trứng cá an toàn đúng cách không để lại sẹo vết thâm tại nhà giúp bạn nhanh chóng hết mụn mà không phải lo lắng da mặt sẽ bị sưng đỏ lên sau khi năm mụn, đảm bảo mụn không bị lây lan.

Cách nặn mụn an toàn, không để lại sẹo

Mụn thường xuất hiện khi bạn đến tuổi dậy thì và có thể kéo dài không thời hạn khiến bạn khó chịu vô cùng. Thường mụn cần phải lấy cồi ra để lành hoàn toàn, nhưng nếu không biết nặn mụn sẽ gây ra vết thương, thâm và để lại sẹo.

Thời điểm nặn mụn rất quan trọng, không nên nặn mụn quá sớm.

Những mụn được phép nặn

Một số mụn được phép nặn là những loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng rẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn thường trồi lên sớm.

Những mụn không được phép nặn

Mụn mủ, mụn viêm sưng : là dạng mụn lớn, khi xuất hiện nó khi vùng da xung quanh bạn đau đớn. Khi mụn này xuất hiện rất dễ để lại sẹo thâm trên da mặt đặc biệt trong trường hợp bạn nặn chúng.

Mụn mủ hoặc mụn trứng cá: là loại mụn đầu trắng, khi mọc làm sưng đỏ da, mọc khá dày, đôi khi bạn sẽ thấy mụn chảy mủ và có mùi hơi hôi.

Mụn ác tính: bạn có thể nhận diện nó rất dễ dàng vì kích thước của mụn thường rất to, khi nó xuất hiện bạn sẽ bị nóng sốt nhẹ. Đừng nên cố tình nặn chúng vì bạn sẽ trực tiếp gây ra tình trạng viêm nhiễm, lan rộng tình trạng mụn ra các vùng viên lân cận. Và hậu quả sẹo để lại rất nghiêm trọng và khó chữa trị rất nhiều lần.

Nặn mụn đúng cách

Nặn mụn theo quy trình sau sẽ giúp cho bạn tránh được việc gây sẹo lên da.

Bước 1: Rửa tay và dụng cụ nặn mụn

Bạn luôn cần phải rửa tay sạch để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Tương tự, như vậy bạn cũng nên làm sạch dụng cụ nặn mụn nếu có dùng. Tốt nhất nên khử trùng chúng bằng oxy già. Chuẩn bị bông tẩy trang sạch để lau mụn đi.

Bước 2: Nặn mụn nhẹ nhàng

Chúng ta chỉ nên nặn mụn một cách nhẹ nhàng.

- Đầu tiên bạn tẩm cồn vào bông rồi xoa nhẹ lên vùng mụn. Dùng cây nặn mụn đã khử trùng, nặn nhẹ nhàng và tránh dùng nhiều sức để không gây tổn thương cho da.

- Nếu bạn lấy mụn bằng bông tẩy trang thì cầm bông bằng 2 ngón tay, phủ lên mụn và nhẹ nhàng bóp dồn cồi mụn ra từ hai bên. Nếu nhân mụn không ra thì nên dừng lại và chờ mụn “già” hơn rồi hãy lấy ra.

- Sau khi ra cồi, bạn cần nặn hết mủ và nước vàng ra, thấm sạch bằng bông gòn tránh dây dính ra các vùng da khác.

Bước 3: Chăm sóc da

- Sau khi nặn xong bạn nên rửa mặt sạch lại với sữa tươi hay sữa rửa mặt dịu nhẹ.

- Sau đó bạn có thể chườm nước đá lên vết nặn để làm cho da bớt sưng tấy và se nhỏ lỗ chân lông. Nghệ tươi hay nha đam, mật ong đều có tác dụng làm lành vết thương và không để lại sẹo.

- Cuối cùng bạn có thể dùng kem trị mụn để thoa lên vết mụn đã nặng để ngăn ngừa các mụn mới hình thành trên vùng da này.

Tác giả: Phương Vũ

Nguồn tin: Báo Gia đình Việt Nam

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP