LTS: Nhiều học sinh cảm thấy chán nản và mệt mỏi khi những giờ sinh hoạt lớp là những giờ "tra tấn".
Một số thầy cô dành cả tiết sinh hoạt để chửi mắng những học trò có lỗi vi phạm trong tuần. Điều này đang gây ra tâm lý không tốt cho các em học sinh.
Cô giáo Phan Tuyết chia sẻ bài viết phản ánh về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến cùng độc giả!
Tuần nào cũng thế cứ đến giờ sinh hoạt lớp, nhiều học sinh ở hai bậc học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông nói mình cảm thấy ngao ngán, chán nản vì phải chịu trận chỉ vì lỗi lầm của một số bạn đã vi phạm trong tuần.
Một người phạm lỗi cả lớp “lên thớt”
Cô học trò lớp 10 chia sẻ “Cứ vào tiết sinh hoạt lớp hàng tuần, cô chủ nhiệm sẽ mang sổ đầu bài ra xem và hỏi tội từng thành viên vi phạm được ghi tên trong đó.
Không chỉ nhắc nhở những bạn vi phạm, mà cả lớp đều phải nghe chung cái ‘bài ca quen thuộc” đến nhức cả đầu.
Không chỉ chửi vài phút mà có khi cả tiết học. Nhiều hôm trống đánh hết giờ, các lớp khác đã ra về nhưng cô vẫn cứ ngồi lại vì cô chửi chưa xong.
“Chỉ có vài bạn vi phạm nhưng sao cô cứ chửi cả lớp? Các em có lỗi gì mà tuần nào cũng cứ phải nghe mắng chửi hoài, đau đầu lắm cô”.
Mới nghe thế, lập tức bạn bị cô nặng lời: “Vài bạn mắc lỗi nhưng cả lớp phải rút kinh nghiệm, bởi rất có thể tuần sau sẽ là các bạn khác hay cũng có thể là em. Em đừng có ý kiến ý cò, tôi sẽ mời em xuống gặp giám thị”.
Thế là từ đó về sau, không ai còn dám có ý kiến nữa. Thấy cô chửi hoài, nhiều bạn cúi xuống gầm bàn vờ như lắng nghe nhưng lại lấy điện thoại ra chơi trò chơi để cho nhanh hết giờ, khỏi bị tra tấn”.
Một số học sinh khác cũng bức xúc “Lẽ ra thầy cô nên gọi những bạn vi phạm lên gặp riêng để nhắc nhở các bạn sẽ tiến bộ hơn.
Đằng này, thầy cô cứ chửi chung chung nên những bạn ấy vẫn chứng nào tật ấy tuần nào cũng vi phạm và tuần nào cả lớp cũng chịu trận".
Thầy cô cũng bị áp lực
Nhiều giáo viên chủ nhiệm cũng chia sẻ do chịu quá nhiều áp lực về công tác chủ nhiệm, về chỉ tiêu học tập của học sinh nên thường xuyên phải sử dụng biện pháp mạnh, cứng rắn với các em.
Những lỗi học sinh thường mắc phải như không thuộc bài, đi học trễ, nói chuyện trong giờ học, đánh bạn, nói tục chửi thề, vô lễ với giáo viên…
Bất kể học sinh lớp chủ nhiệm mắc lỗi gì, thầy cô giáo chủ nhiệm cũng được nhà trường nhắc nhở đôi khi còn bị khiển trách trên hội đồng.
Chưa hết, những học sinh vi phạm thường bị giáo viên, giám thị ghi tên vào sổ theo dõi và hạ điểm thi đua hàng tuần.
Giám thị sẽ căn cứ vào việc cộng điểm để xếp thứ hạng các lớp từ trên xuống.
Việc xếp loại lớp lại gắn liền với việc xếp loại giáo viên trong công tác chủ nhiệm cuối năm. Do vậy, những thầy cô chủ nhiệm thường rất quan tâm đến việc tuần này lớp mình đứng hạng bao nhiêu.
Áp lực của thi đua đã và đang tác động rất lớn đến việc giáo dục học sinh của các thầy cô giáo.
Vì luôn mong muốn các em thực hiện tốt những nội quy của trường lớp nên nhiều giáo viên đã luôn nóng vội trong việc xử lý sai phạm của các em mà ít có sự thấu hiểu cảm thông.
Điều này đã tạo ra những giờ sinh hoạt lớp đầy áp lực, căng thẳng cho chính mình và cho chính các em học sinh.
Một số thầy cô dành cả tiết sinh hoạt để chửi mắng những học trò có lỗi vi phạm trong tuần. Điều này đang gây ra tâm lý không tốt cho các em học sinh.
Cô giáo Phan Tuyết chia sẻ bài viết phản ánh về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến cùng độc giả!
Tuần nào cũng thế cứ đến giờ sinh hoạt lớp, nhiều học sinh ở hai bậc học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông nói mình cảm thấy ngao ngán, chán nản vì phải chịu trận chỉ vì lỗi lầm của một số bạn đã vi phạm trong tuần.
Một người phạm lỗi cả lớp “lên thớt”
Cô học trò lớp 10 chia sẻ “Cứ vào tiết sinh hoạt lớp hàng tuần, cô chủ nhiệm sẽ mang sổ đầu bài ra xem và hỏi tội từng thành viên vi phạm được ghi tên trong đó.
Không chỉ nhắc nhở những bạn vi phạm, mà cả lớp đều phải nghe chung cái ‘bài ca quen thuộc” đến nhức cả đầu.
Không chỉ chửi vài phút mà có khi cả tiết học. Nhiều hôm trống đánh hết giờ, các lớp khác đã ra về nhưng cô vẫn cứ ngồi lại vì cô chửi chưa xong.
Nhiều học sinh chán nản khi cô giáo dành cả tiết sinh hoạt để mắng học trò. (Ảnh mang tính chất minh họa, nguồn: Kinhtedothi.vn)
Hôm trước, có bạn nam trong lớp bất bình vì tuần nào cũng phải nghe những bài ca quen thuộc ấy nên lên tiếng phản đối:“Chỉ có vài bạn vi phạm nhưng sao cô cứ chửi cả lớp? Các em có lỗi gì mà tuần nào cũng cứ phải nghe mắng chửi hoài, đau đầu lắm cô”.
Mới nghe thế, lập tức bạn bị cô nặng lời: “Vài bạn mắc lỗi nhưng cả lớp phải rút kinh nghiệm, bởi rất có thể tuần sau sẽ là các bạn khác hay cũng có thể là em. Em đừng có ý kiến ý cò, tôi sẽ mời em xuống gặp giám thị”.
Thế là từ đó về sau, không ai còn dám có ý kiến nữa. Thấy cô chửi hoài, nhiều bạn cúi xuống gầm bàn vờ như lắng nghe nhưng lại lấy điện thoại ra chơi trò chơi để cho nhanh hết giờ, khỏi bị tra tấn”.
Một số học sinh khác cũng bức xúc “Lẽ ra thầy cô nên gọi những bạn vi phạm lên gặp riêng để nhắc nhở các bạn sẽ tiến bộ hơn.
Đằng này, thầy cô cứ chửi chung chung nên những bạn ấy vẫn chứng nào tật ấy tuần nào cũng vi phạm và tuần nào cả lớp cũng chịu trận".
Thầy cô cũng bị áp lực
Nhiều giáo viên chủ nhiệm cũng chia sẻ do chịu quá nhiều áp lực về công tác chủ nhiệm, về chỉ tiêu học tập của học sinh nên thường xuyên phải sử dụng biện pháp mạnh, cứng rắn với các em.
Những lỗi học sinh thường mắc phải như không thuộc bài, đi học trễ, nói chuyện trong giờ học, đánh bạn, nói tục chửi thề, vô lễ với giáo viên…
Bất kể học sinh lớp chủ nhiệm mắc lỗi gì, thầy cô giáo chủ nhiệm cũng được nhà trường nhắc nhở đôi khi còn bị khiển trách trên hội đồng.
Chưa hết, những học sinh vi phạm thường bị giáo viên, giám thị ghi tên vào sổ theo dõi và hạ điểm thi đua hàng tuần.
Giám thị sẽ căn cứ vào việc cộng điểm để xếp thứ hạng các lớp từ trên xuống.
Việc xếp loại lớp lại gắn liền với việc xếp loại giáo viên trong công tác chủ nhiệm cuối năm. Do vậy, những thầy cô chủ nhiệm thường rất quan tâm đến việc tuần này lớp mình đứng hạng bao nhiêu.
Áp lực của thi đua đã và đang tác động rất lớn đến việc giáo dục học sinh của các thầy cô giáo.
Vì luôn mong muốn các em thực hiện tốt những nội quy của trường lớp nên nhiều giáo viên đã luôn nóng vội trong việc xử lý sai phạm của các em mà ít có sự thấu hiểu cảm thông.
Điều này đã tạo ra những giờ sinh hoạt lớp đầy áp lực, căng thẳng cho chính mình và cho chính các em học sinh.
Tác giả bài viết: Phan Tuyết
Nguồn tin: