Kinh tế

Bán cổ phần cho GIC và Mizuho, Vietcombank thu về 6,2 nghìn tỷ đồn

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức thông báo về việc đã phát hành riêng lẻ thành công 111.108.873 cổ phiếu mới choGIC và Mizuho, thu về khoảng 6,2 nghìn tỷ đồng (tương đương 265 triệu USD).

Theo đó, GIC Private Limited (GIC) - quỹ đầu tư quốc gia của Singapore đã mua 94.442.442 cổ phần mới, tương đương với việc sở hữu 2,55% cổ phần Vietcombank - ngân hàng có mức vốn hóa lớn nhất tại Việt Nam.

Còn Mizuho - một trong những định chế tài chính lớn nhất của Nhật Bản - đã mua thêm 16.666.431 cổ phần mới để duy trì mức sở hữu 15,0% cổ phần Vietcombank.

Khoản đầu tư của GIC và Mizuho đã làm tăng vốn điều lệ củaVietcombank lên 37,1 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 1,6 tỷ USD) và tạo nền tảng vốn vững chắc cho việc đáp ứng yêu cầu về an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II cũng như khẳng định vị thế dẫn đầu của Vietcombank trong ngành ngân hàng tại Việt Nam.

Vietcombank

Bán cổ phần cho GIC và Mizuho, Vietcombank thu về 6,2 nghìn tỷ đồng

"Giao dịch này không những là một cột mốc quan trọng cho sự hợp tác mới giữa GIC và Vietcombank mà còn thể hiện cam kết lâu dài, hỗ trợ không ngừng của đối tác Mizuho. Đợt phát hành riêng lẻ thành công tạo tiền đề để Vietcombank tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ theo những mục tiêu mà chúng tôi đã đề ra", ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho hay.

Theo hồ sơ gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước đầu tháng10/2018, Vietcombank phát hành riêng lẻ tối đa gần 360 triệu cổ phần (tương đương10% vốn điều lệ). Trong đó, ngân hàng này dự kiến bán cho đối tác chiến lược (Ngân hàng Mizuho Nhật Bản) gần 54 triệu cổ phiếu để cổ đông này giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 15% sau phát hành. Phần còn lại, Vietcombank sẽ phát hành gần 306 triệu cổ phần cho các nhà đầu tư khác, tương đương tỷ lệ 7,73%.

Phát biểu tại hội nghị ngành sáng 9/1, ông Nghiêm Xuân Thành đề nghị được giữ lại cổ tức để trả bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn để đảm bảo hệ số CAR; cho phép các NHTM nhà nước được tăng vốn từ nguồn quỹ hỗ trợ doanh nghiệp; Nới tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, trong khi vẫn kiên định với tỷ lệ nắm giữ tối thiểu ở mức 65% đối với Nhà nước. Do Vietcombank còn room để phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài nên tiếp tục được phát hành cho nhà đầu tư.

Chủ tịch Vietcombank cũng kiến nghị với Thủ tướng và Chính phủ cho phép Vietcombank là ngân hàng thí điểm phối hợp với văn phòng Chính phủ thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt với các đơn vị hành chính công để nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn hệ thống.

Tác giả: An Hạ

Nguồn tin: Báo Dân trí

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP