Trong vụ kiện mới, các nguyên đơn tố cáo Apple đã cố tình gây lỗi ứng dụng FaceTime trên iOS 6 để buộc người dùng phải nâng cấp hệ điều hành lên iOS 7. Theo họ, bằng cách này, Táo khuyết đã tránh được việc phải trả tiền lưu trữ dữ liệu theo thỏa thuận đã ký với công ty Akamai.
Vụ kiện mới khởi phát dựa vào các tài liệu và email nội bộ của Apple được tiết lộ trong vụ xử vi phạm bản quyền sáng chế VirnetX. Với tranh chấp pháp lý liên quan đến công ty VirnetX, Apple rốt cuộc phải bồi thường 302 triệu USD sau phán quyết của tòa xử phúc thẩm.
Khi trình làng ứng dụng FaceTime vào năm 2010, Apple đã sử dụng 2 phương pháp kết nối: phương pháp kết nối mạng ngang hàng (peer-to-peer) để tạo ra kết nối trực tiếp giữa 2 chiếc iPhone và phương pháp chuyển tiếp, dùng các máy chủ chứa dữ liệu của Akamai.
Khi công nghệ FaceTime mạng ngang hàng của Apple bị phát hiện vi phạm bản các sáng chế của VirnetX vào năm 2012, hãng đã bắt đầu chuyển sang nhờ cậy các máy chủ của Akamai để thực hiện kết nối giữa iPhone với iPhone. Một năm sau, Apple trả 50 triệu USD tiền phí cho Akamai, theo lời khai tại phiên xử tranh chấp với VirnetX. Tiền phí ngày càng tăng khiến các lãnh đạo Táo khuyết bắt đầu lo lắng, theo một email nội bộ có nhan đề "Các cách thức để giảm sử dụng chuyển tiếp".
Apple cuối cùng đã giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra công nghệ mạng ngang hàng mới, bắt đầu đi vào hoạt động ở iOS 7. Theo đơn kiện mới, hãng đã tạo ra một lỗ hổng giả, khiến một chứng nhận hết hạn sớm vào ngày 16/4/2014, phá sập FaceTime trên iOS 6. Các nguyên đơn cáo buộc, động thái này đã cho phép Apple tiết kiệm tiền phải chi trả cho những người dùng iPhone không chịu nâng cấp lên iOS 7.
Vào thời điểm đó, Apple đã công bố lỗi trên và phát đi một tài liệu hỗ trợ, khuyến nghị người dùng gặp các trục trặc về nối FaceTime sau ngày 16/4/2014 nên nâng cấp lên phần mềm mới nhất để khắc phục sự cố. Chính tài liệu hướng dẫn này rốt cuộc đã xóa bỏ thời gian "16/4/2014", theo trang AppleInsider.
Đơn kiện đã chỉ ra một loạt email nội bộ của Apple, trong đó một giám đốc kỹ thuật đã đề cập tới việc họ đang xem xét hợp đồng với Akamai cho năm tới và hiểu rằng hãng "đã làm điều gì đó" để giảm sử dụng các dịch vụ của Akamai. Một kỹ sư khác hồi đáp bằng cách chỉ ra việc iOS 6 dựa rất nhiều vào các dịch vụ của Akamai và rằng Apple "đã phá vỡ iOS 6" và cách duy nhất để vá lỗi FaceTime là nâng cấp lên iOS 7.
Chuyên trang dành cho các nhà thiết kế của Apple thông báo, tính đến ngày 7/4/2014, tức là gần 10 ngày sau khi hãng được cho là đã phá vỡ iOS 6, hơn 87% thiết bị iOS đã cập nhật lên iOS 7. Theo các nguyên đơn, việc Táo khuyết ép buộc người dùng iPhone 4 và 4s nâng cấp lên iOS 7 là gây hại cho họ vì phần mềm này gây đơ thiết bị nhiều hơn và khiến máy chạy chậm hơn.
Với vụ kiện mới, các nguyên đơn đang tìm cách chứng minh Táo khuyết đã vi phạm luật cạnh tranh của bang California, Mỹ. Hiện vẫn chưa rõ họ đòi bao nhiêu tiền bồi thường.
Vụ kiện mới khởi phát dựa vào các tài liệu và email nội bộ của Apple được tiết lộ trong vụ xử vi phạm bản quyền sáng chế VirnetX. Với tranh chấp pháp lý liên quan đến công ty VirnetX, Apple rốt cuộc phải bồi thường 302 triệu USD sau phán quyết của tòa xử phúc thẩm.
Khi trình làng ứng dụng FaceTime vào năm 2010, Apple đã sử dụng 2 phương pháp kết nối: phương pháp kết nối mạng ngang hàng (peer-to-peer) để tạo ra kết nối trực tiếp giữa 2 chiếc iPhone và phương pháp chuyển tiếp, dùng các máy chủ chứa dữ liệu của Akamai.
Khi công nghệ FaceTime mạng ngang hàng của Apple bị phát hiện vi phạm bản các sáng chế của VirnetX vào năm 2012, hãng đã bắt đầu chuyển sang nhờ cậy các máy chủ của Akamai để thực hiện kết nối giữa iPhone với iPhone. Một năm sau, Apple trả 50 triệu USD tiền phí cho Akamai, theo lời khai tại phiên xử tranh chấp với VirnetX. Tiền phí ngày càng tăng khiến các lãnh đạo Táo khuyết bắt đầu lo lắng, theo một email nội bộ có nhan đề "Các cách thức để giảm sử dụng chuyển tiếp".
Apple cuối cùng đã giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra công nghệ mạng ngang hàng mới, bắt đầu đi vào hoạt động ở iOS 7. Theo đơn kiện mới, hãng đã tạo ra một lỗ hổng giả, khiến một chứng nhận hết hạn sớm vào ngày 16/4/2014, phá sập FaceTime trên iOS 6. Các nguyên đơn cáo buộc, động thái này đã cho phép Apple tiết kiệm tiền phải chi trả cho những người dùng iPhone không chịu nâng cấp lên iOS 7.
Vào thời điểm đó, Apple đã công bố lỗi trên và phát đi một tài liệu hỗ trợ, khuyến nghị người dùng gặp các trục trặc về nối FaceTime sau ngày 16/4/2014 nên nâng cấp lên phần mềm mới nhất để khắc phục sự cố. Chính tài liệu hướng dẫn này rốt cuộc đã xóa bỏ thời gian "16/4/2014", theo trang AppleInsider.
Đơn kiện đã chỉ ra một loạt email nội bộ của Apple, trong đó một giám đốc kỹ thuật đã đề cập tới việc họ đang xem xét hợp đồng với Akamai cho năm tới và hiểu rằng hãng "đã làm điều gì đó" để giảm sử dụng các dịch vụ của Akamai. Một kỹ sư khác hồi đáp bằng cách chỉ ra việc iOS 6 dựa rất nhiều vào các dịch vụ của Akamai và rằng Apple "đã phá vỡ iOS 6" và cách duy nhất để vá lỗi FaceTime là nâng cấp lên iOS 7.
Chuyên trang dành cho các nhà thiết kế của Apple thông báo, tính đến ngày 7/4/2014, tức là gần 10 ngày sau khi hãng được cho là đã phá vỡ iOS 6, hơn 87% thiết bị iOS đã cập nhật lên iOS 7. Theo các nguyên đơn, việc Táo khuyết ép buộc người dùng iPhone 4 và 4s nâng cấp lên iOS 7 là gây hại cho họ vì phần mềm này gây đơ thiết bị nhiều hơn và khiến máy chạy chậm hơn.
Với vụ kiện mới, các nguyên đơn đang tìm cách chứng minh Táo khuyết đã vi phạm luật cạnh tranh của bang California, Mỹ. Hiện vẫn chưa rõ họ đòi bao nhiêu tiền bồi thường.
Tác giả bài viết: Tuấn Anh (Theo MacRumors)
Nguồn tin: