Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Hải – Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông Hà Nội - xác nhận sự việc trên. “Sau va chạm, xe ô tô con đã bỏ chạy nên chúng tôi chưa xác định được cụ thể người lái xe”, ông Nguyễn Hoàng Hải nói.
Cửa kính chiếc xe buýt nhanh BRT bị vỡ tan (Ảnh: Otofun)
Ông Hải cho biết, đơn vị này đang phối hợp cùng cơ quan chức năng xác định danh tính cụ thể người lái ô tô con trong vụ va chạm nói trên.
“Chúng tôi đang chờ báo cáo cụ thể sự việc. Nhưng việc xe buýt nhanh chạy làn đường dành riêng mà xảy ra sự cố như vậy thì phần nhiều lỗi của ô tô con”, ông Nguyễn Hoàng Hải nói thêm.
Ngày 31/12/2016, Hà Nội chính thức khai trương tuyến xe buýt nhanh BRT từ Kim Mã đi Yên Nghĩa. Tuyến xe buýt BRT có chiều dài khoảng 14,7 km chạy qua các tuyến đường từ Kim Mã xuống Yên Nghĩa. Dọc tuyến xe buýt nhanh có 21 nhà chờ, 10 cầu vượt dành cho người đi bộ ra giữa đường đón xe.
Trong giai đoạn đầu, 24 xe buýt được đưa vào vận hành trên tuyến, trong đó ngày thường 20 xe, chủ nhật 14 xe, 4 xe dùng để dự phòng. Ngày thường, xe buýt hoạt động với tần suất từ 5 đến 15 phút/lượt, chủ nhật từ 7 đến 15 phút/lượt. Thời gian xe mở cửa đón khách từ 5h sáng đến 22h đêm.
Theo phương án phân luồng, tổ chức giao thông, xe buýt nhanh chạy trên làn đường riêng tại các đoạn từ Ba La – Quang Trung – Lê Trọng Tấn – Đường trục Bắc Hà Đông – Tố Hữu – Lê Văn Lương – Láng Hạ - Giảng Võ – nút Giang Văn Minh – Cát Linh.
Các đoạn không bố trí làn đường dành riêng (BRT chạy chung với phương tiện khác) gồm đoạn Yên Nghĩa – ngã ba Ba La; đoạn Giang Văn Minh – Kim Mã và Kim Mã – Giảng Võ.
Tác giả bài viết: Quang Phong
Nguồn tin: