Số hóa

Windows Phone đáng nhẽ đã tốt

Windows Phone chắc chắn không phải là một dự đoán sai lầm của Microsoft nếu như giới công nghệ có thể nhìn xa hơn về tương lai của smartphone.

Với smartphone bất kỳ, có một điều chắc chắn không đổi, đó là bạn sẽ phải mở một ứng dụng bất kỳ nào đó nếu muốn sử dụng. Và gần như tất cả ứng dụng đó đều xuất hiện dưới dạng lưới hình chữ nhật, bao gồm các biểu tượng. Người dùng truy cập xong ứng dụng, thoát ra và tiếp tục quay trở lại màn hình chủ (homescreen). Đó là giao diện nhàm chán và thiếu sự đổi mới mà chúng ta đang thấy hàng ngày, ở khắp mọi nơi.

Windows Phone với giao diện Live Tiles là sự đột phá của Microsoft, nhưng chưa được người dùng đón nhận.


Nhưng khi các hãng công nghệ và người dùng vẫn đang loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn đó, một nhà sản xuất dám đi tiên phong và phá vỡ "sự bất ổn" đó trong giới công nghệ, đó là Microsoft với nền tảng hệ điều hành Windows Phone ra mắt vào năm 2010.

Windows Phone là một nhân tố khác biệt đến dị thường trong số các nền tảng di động hiện nay. Với hệ điều hành này, bạn có rất nhiều lựa chọn, rất nhiều cách thể hiện khác nhau đối với dữ liệu.

Hãy thử tưởng tượng, bạn muốn nhắn tin, bạn sẽ phải di chuyển vào danh sách liên lạc, tìm thông tin liên lạc, thậm chí kiểm tra email để xác định rõ người muốn gọi và quay trở lại để bắt đầu nhắn tin. Tuy nhiên với Windows Phone, mọi thứ hoàn toàn khác biệt khi các ứng dụng không hề tạo cảm giác bị cô lập.

Nhưng sai lầm của Microsoft đó là đánh cược quá sớm vào ý tưởng Windows Phone. Mọi người hầu như đã quá quen với lưới ứng dụng dày đặc trên màn hình thay vì Live Tiles với các ô ứng dụng mà theo họ là khó thao tác. Microsoft muốn đi tiên phong để thay đổi thói quen người dùng, nhưng đáng tiếc rằng, toàn bộ hệ sinh thái di động đã không tuân theo ý đồ mà Microsoft mong muốn.

Nếu có một sự đột phát nào trong hình thức ứng dụng, phải chăng chúng đến từ Android của Google hay iOS của Apple. Tất cả sự thừa nhận này dẫn tới một câu hỏi rất đơn giản. Chuyện gì sẽ tiếp tục xảy ra?

Hiện nay, "trợ lý giọng nói" đang trở thành tính năng được nhiều hãng quan tâm và cố gắng hướng nó đến người dùng. Apple có Siri đầy uy quyền, Google sở hữu công cụ Google Now đáng gờm không kém, và đó cũng là lý do khiến Microsoft cho ra đời Cortana vào hồi cuối năm 2015 nhằm xây dựng một thứ giao diện mới lạ hơn cho hệ điều hành.

Trợ lý giọng nói Cortana.


Việc sử dụng tới giọng nói nhiều hơn khiến cách tiếp cận thông tin theo từng ứng dụng truyền thống hiện nay dường như sắp trở thành dĩ vãng. Một giao diện giọng nói yêu cầu truy cập dữ liệu nhiều hơn thông thường, và điều này phần nào giúp cải thiện trải nghiệm người dùng một cách tốt nhất.

Theo Forbes, các hệ điều hành di động trong tương lai sẽ cần học cách tạo ra kết nối dữ liệu giữa các ứng dụng. Sự kết nối tạo ra những trải nghiệm thiết bị một cách liền mạch nhất cho người dùng. Đó là cách Microsoft đang tập trung làm trên Windows Phone.

Và phải chăng Microsft cuối cùng đã dự đoán đúng về tương lai của smartphone. Đó là những thiết bị có thể tạo ra trải nghiệm liền mạch và chân thực nhất cho người dùng?

Ở khía cạnh nào đó, có lẽ Microsoft đã đúng!

Tác giả bài viết: Bảo Lâm

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP