Ảnh: Politexpert |
Gần đây, Quốc hội Mỹ đã thông qua một gói ngân sách quốc phòng cho việc chế tạo một tên lửa tầm trung đặt trên mặt đất như một phương tiện kiềm chế Nga.
Chuyên gia quân sự Victor Murakhovsky cho rằng, mặc dù các nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã chính thức cố vượt qua lệnh cấm được ký kết trong thỏa thuận Nga – Mỹ về giải trừ tên lửa tầm trung và tầm gần, nhưng sau khi xem xét thông tin về việc xây dựng các nguyên mẫu tên lửa mới thì theo logic có thể thấy, Mỹ sẽ thực hiện tất cả điều này. Điều này còn có nghĩa, chúng tôi “đang bị khiêu khích một cách tự nhiên” chuyên gia này kết luận.
Hãng Naviny của Belarusia dựa trên các nguồn tin trong lĩnh vực tên lửa – vũ trụ cho biết, để đáp trả hành động của Mỹ, Nga có thể phục hồi một dự án rất thú vị từ thời Liên Xô – đó là việc chế tạo ra một tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất với tên lửa đạn đạo liên lục địa có kích cỡ nhỏ và sử dụng nhiên liệu rắn mang tên Courier. Thật vậy, hiện nay đã có những nền tảng kỹ thuật mới cho việc sản xuất tổ hợp tên lửa này.
Tác giả của trang tin nhắc lại, ý tưởng của dự án được ra đời năm 1983, sau khi người Mỹ bắt đầu dự án phát triển hệ thống tên lửa cơ động Midgetman có trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa với tầm xa 10 nghìn km và trọng lượng tới 17 tấn.
Liên Xô theo đó đã quyết định chế tạo một hệ thống tên lửa có các đặc tính độc nhất vô nhị. Thành tố cơ bản cho tổ hợp tên lửa này chính là tên lửa liên lục địa 15Ж59. Tên lửa được thiết kế xây dựng với cơ cấu 3 tầng. Tất cả chúng đều sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn cùng với việc sử dụng một loại nhiên liệu mới.
Nhà thiết kế được giao nhiệm vụ phải khai thác và sử dụng hệ thống mới này những tài liệu và công nghệ mới tốt nhất. Ví dụ, trong cơ cấu thân của tên lửa phải sử dụng những vật liệu composite mới nhất.
Chiều dài tên lửa không vượt quá 11,2m, bán kính tối da của thân tên lửa khoảng 1,36m. Trọng lượng phóng của tên lửa được thiết kế khoảng 15 tấn, nhưng sau đó nó đạt tới 17 tấn. Trọng lượng đầu phóng sau khi được phóng là khoảng 500kg. Đầu đạn hạt nhân của tên lửa có sức công phá khoảng 150 kiloton.
Mặc dù có trọng lượng và kích cỡ nhỏ, nhưng Courier có thể đưa đầu đạn tới tầm xa 10 – 11 nghìn km. Hơn nữa, tín năng nén cho phép hệ thống tên lửa được mang trên các xe bán rơmoc, xe container, tàu hỏa cơ động. Việc vận chuyển tên lửa còn có thể sử dụng máy bay vận tải quân sự một cách dễ dàng.
Tháng 10/1991, dự án này đã bị chấm dứt. Một trong những nguyên nhân được cho là do sự thay đổi tình hình chính trị thế giới cũng như các vấn đề kinh tế nội tại của Nga khi đó, thậm chí còn do Mỹ đã thay đổi dự án Midgetman.
Tuy nhiên, những nghiên cứu liên quan tới tổ hợp này vẫn chưa bị mất đi. Một trong số đó đã được ứng dụng trong cá tên lửa như Topol-M và Bulava. Trong điều kiện sức mạnh quân sự Nga được tăng cường và các nguy cơ từ phía NATO đang gia tăng, các chuyên gia hoàn toàn có thể phục hồi lại dự án Courier, các nhà nghiên cứu dự đoán sau khi chú ý rằng, các đặc tính của dự án này không đi ngược lại thỏa thuận cắt giảm tên lửa tầm gần, tầm trung giữa Nga và Mỹ.
Tác giả: Sơn Nguyễn
Nguồn tin: Báo Tiền phong