► iPhone 7 bất ngờ xuất hiện tại Việt Nam
Trước ngày Apple ra mắt iPhone 7, sản phẩm này đã bất ngờ có mặt tại Việt Nam. Trong quá khứ, iPad 3, iPhone 4 cũng từng xuất hiện ở TP HCM trước khi nó được trình làng hoặc lên kệ. Các trường hợp này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, vì sao iPhone, iPad của Apple lại bị tuồn ra ngoài sớm đến vậy?
Trước tiên, hãy nói đến những bản nộm (dummy) hay bản mẫu (prototype), đây là hai mức độ cơ bản và thường xuất hiện sớm nhất.
iPhone, iPad trong những năm gần đây thường xuất hiện sớm trước ngày ra mắt, khiến sự kiện của Apple không còn nhiều bất ngờ.
Hầu hết các ảnh rò rỉ iPhone trên thế giới đều là bản dummy (mô hình thông thường, chỉ là thiết kế ban đầu, không thể hoạt động). Với những bản dummy, chi tiết trên thân thường kém chăm chút và thô mịch. Những bản mô hình này thường do các kỹ sư hoặc công nhân tại nhà máy tuồn bản thiết kế ra bên ngoài và phục dựng lại trên phần mềm đồ hoạ.
Trong những tháng qua, hàng loạt các trang tin công nghệ trên thế giới như The Verge, GSM Arena, NoWhereElses... hay chủ tài khoản Twitter chuyên rò rỉ tin đồn như OneLeaks, Evleaks... đều có được nguồn ảnh về những mẫu dummy iPhone từ nhà máy tại Trung Quốc, hoặc chắt lọc những tin đồn trôi nổi trên mạng xã hội Weibo.
"Cao cấp" hơn so với dummy là bản prototype (nguyên mẫu). Đây không còn là mô hình nữa, mà là những chiếc iPhone có thể hoạt động ở dạng sơ khai. Thiết kế lẫn tính năng trên những bản prototype không nhất thiết giống hoàn toàn với bản chính thức, thậm chí có thể khác biệt nhiều qua những phiên bản thử nghiệm tiếp theo.
Prototype iPhone không dễ lọt ra ngoài và thường chỉ xuất hiện qua những đoạn video ngắn, trong đó người quay chứng tỏ được máy đang hoạt động bằng cách mở nguồn và lướt qua một vài trang giao diện máy.
Khác với dummy, prototype cho người xem khái niệm ban đầu của hãng điện thoại về sản phẩm của họ: Dáng hình, cách thức hoạt động, giao diện và phần nào đó là trải nghiệm trong thiết kế. Với một số hãng, prototype thậm chí được gắn cho một logo giả, tên giả để tránh việc bị "lộ bài" nếu chẳng may bản mẫu này bị tuồn ra ngoài.
Trong những năm gần đây, ngôi sao Hoa ngữ Lâm Chí Dĩnh từng gây sốt khi có sớm trên tay những bản mẫu của iPhone 6, 6S và iPhone 7 Plus. Nhiều nguồn tin cho rằng đó có thể chỉ là bản dummy hoặc prototype.
Tuy nhiên, phiên bản iPhone 7 vừa xuất hiện tại Việt Nam trong đêm 5/9 vừa qua không phải dummy lẫn prototype. Phóng viên của Zing.vn đã cầm trên tay chiếc điện thoại này và nó độ hoàn thiện sản phẩm ở mức cao, tương đương với bản iPhone thương mại.
Máy có logo Apple, hoạt động trên iOS 10 phiên bản thử nghiệm, một số chi tiết có chứa số serial bị che khuất. Những dạng máy như thế này "cao cấp" hơn nhiều so với bản prototype, và được gọi là "máy demo" - hay nói đơn giản là bản thử nghiệm dành cho các kỹ sư của hãng.
Bằng một cách nào nó, kề cận ngày ra mắt, những chiếc iPhone bản thử nghiệm này lọt ra ngoài và theo nhiều đường đến với những tay buôn iPhone lâu năm. Lúc này, máy demo như một thứ hàng cực hiếm và được bán sang tay với giá lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng tuỳ vào "độ sớm" khi xuất hiện. Số lượng máy demo lọt ra ngoài chỉ đếm trên đầu ngón tay và không được phép kết nối Internet để tránh bị lộ dấu vết trước ngày ra mắt sản phẩm.
Trên những máy này, iOS thường là phiên bản đặc biệt không thể nâng cấp. Nếu cố ý nâng lên firmware mới, thiết bị sẽ bị biến thành "cục chặn giấy". iPhone 5C phiên bản 5 GB từng bán xách tay ở Việt Nam năm 2014 thực chất là hàng thử nghiệm dạng này.
Fan Việt không hào hứng vì iPhone 7 ít thay đổi: Zing.vn đặt câu hỏi, bạn biết gì về chiếc iPhone sắp ra mắt và nhận được nhiều câu trả lời thú vị của các bạn trẻ.
Trước ngày Apple ra mắt iPhone 7, sản phẩm này đã bất ngờ có mặt tại Việt Nam. Trong quá khứ, iPad 3, iPhone 4 cũng từng xuất hiện ở TP HCM trước khi nó được trình làng hoặc lên kệ. Các trường hợp này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, vì sao iPhone, iPad của Apple lại bị tuồn ra ngoài sớm đến vậy?
Trước tiên, hãy nói đến những bản nộm (dummy) hay bản mẫu (prototype), đây là hai mức độ cơ bản và thường xuất hiện sớm nhất.
iPhone, iPad trong những năm gần đây thường xuất hiện sớm trước ngày ra mắt, khiến sự kiện của Apple không còn nhiều bất ngờ.
Hầu hết các ảnh rò rỉ iPhone trên thế giới đều là bản dummy (mô hình thông thường, chỉ là thiết kế ban đầu, không thể hoạt động). Với những bản dummy, chi tiết trên thân thường kém chăm chút và thô mịch. Những bản mô hình này thường do các kỹ sư hoặc công nhân tại nhà máy tuồn bản thiết kế ra bên ngoài và phục dựng lại trên phần mềm đồ hoạ.
Trong những tháng qua, hàng loạt các trang tin công nghệ trên thế giới như The Verge, GSM Arena, NoWhereElses... hay chủ tài khoản Twitter chuyên rò rỉ tin đồn như OneLeaks, Evleaks... đều có được nguồn ảnh về những mẫu dummy iPhone từ nhà máy tại Trung Quốc, hoặc chắt lọc những tin đồn trôi nổi trên mạng xã hội Weibo.
"Cao cấp" hơn so với dummy là bản prototype (nguyên mẫu). Đây không còn là mô hình nữa, mà là những chiếc iPhone có thể hoạt động ở dạng sơ khai. Thiết kế lẫn tính năng trên những bản prototype không nhất thiết giống hoàn toàn với bản chính thức, thậm chí có thể khác biệt nhiều qua những phiên bản thử nghiệm tiếp theo.
Prototype iPhone không dễ lọt ra ngoài và thường chỉ xuất hiện qua những đoạn video ngắn, trong đó người quay chứng tỏ được máy đang hoạt động bằng cách mở nguồn và lướt qua một vài trang giao diện máy.
Khác với dummy, prototype cho người xem khái niệm ban đầu của hãng điện thoại về sản phẩm của họ: Dáng hình, cách thức hoạt động, giao diện và phần nào đó là trải nghiệm trong thiết kế. Với một số hãng, prototype thậm chí được gắn cho một logo giả, tên giả để tránh việc bị "lộ bài" nếu chẳng may bản mẫu này bị tuồn ra ngoài.
Trong những năm gần đây, ngôi sao Hoa ngữ Lâm Chí Dĩnh từng gây sốt khi có sớm trên tay những bản mẫu của iPhone 6, 6S và iPhone 7 Plus. Nhiều nguồn tin cho rằng đó có thể chỉ là bản dummy hoặc prototype.
Tuy nhiên, phiên bản iPhone 7 vừa xuất hiện tại Việt Nam trong đêm 5/9 vừa qua không phải dummy lẫn prototype. Phóng viên của Zing.vn đã cầm trên tay chiếc điện thoại này và nó độ hoàn thiện sản phẩm ở mức cao, tương đương với bản iPhone thương mại.
Máy có logo Apple, hoạt động trên iOS 10 phiên bản thử nghiệm, một số chi tiết có chứa số serial bị che khuất. Những dạng máy như thế này "cao cấp" hơn nhiều so với bản prototype, và được gọi là "máy demo" - hay nói đơn giản là bản thử nghiệm dành cho các kỹ sư của hãng.
Bằng một cách nào nó, kề cận ngày ra mắt, những chiếc iPhone bản thử nghiệm này lọt ra ngoài và theo nhiều đường đến với những tay buôn iPhone lâu năm. Lúc này, máy demo như một thứ hàng cực hiếm và được bán sang tay với giá lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng tuỳ vào "độ sớm" khi xuất hiện. Số lượng máy demo lọt ra ngoài chỉ đếm trên đầu ngón tay và không được phép kết nối Internet để tránh bị lộ dấu vết trước ngày ra mắt sản phẩm.
Trên những máy này, iOS thường là phiên bản đặc biệt không thể nâng cấp. Nếu cố ý nâng lên firmware mới, thiết bị sẽ bị biến thành "cục chặn giấy". iPhone 5C phiên bản 5 GB từng bán xách tay ở Việt Nam năm 2014 thực chất là hàng thử nghiệm dạng này.
Fan Việt không hào hứng vì iPhone 7 ít thay đổi: Zing.vn đặt câu hỏi, bạn biết gì về chiếc iPhone sắp ra mắt và nhận được nhiều câu trả lời thú vị của các bạn trẻ.
Tác giả bài viết: Duy Tín
Nguồn tin: