Xuất hiện từ 2014, nở rộ trong 2015 và sau hai năm, TV màn hình cong không còn được các nhà sản xuất mặn mà như trước và hầu hết sản phẩm mới ra lại quay về thiết kế màn hình phẳng truyền thống. Minh chứng rõ nét nhất là tại triển lãm CES 2017 vừa diễn ra tháng 1.
Triển lãm điện tử tiêu dùng thường niên tại Mỹ luôn là nơi để các hãng TV thể hiện xu hướng công nghệ hình ảnh mới trong năm và tung ra dải sản phẩm thế hệ mới. Nhưng năm nay, thuật ngữ TV màn hình cong cũng chìm nghỉm, không còn được ai nhắc đến nữa mà thay thế vào đó là OLED, QLED hay 4K, HDR...
Triển lãm điện tử tiêu dùng thường niên tại Mỹ luôn là nơi để các hãng TV thể hiện xu hướng công nghệ hình ảnh mới trong năm và tung ra dải sản phẩm thế hệ mới. Nhưng năm nay, thuật ngữ TV màn hình cong cũng chìm nghỉm, không còn được ai nhắc đến nữa mà thay thế vào đó là OLED, QLED hay 4K, HDR...
Theo Flatpanels HD, khi dạo quanh triển lãm CES năm nay, họ chỉ thấy lác đác một số mẫu TV màn hình cong còn trưng bày, khác hẳn với triển lãm năm ngoái. Đa phần tới từ các thương hiệu Trung Quốc ví dụ TCL. Nhưng bản thân hãng này cũng cho hay, TV màn hình cong là model dành riêng cho một số thị trường châu Á. Trong khi thị trường châu Âu và Mỹ giờ không còn quan tâm đến chúng nữa.
Thực tế, Philips hay Panasonic đều đã dừng phát triển TV màn hình cong từ năm ngoái. Và tới đầu năm nay, một số tên tuổi lớn khác theo chân. Sony không còn bất kỳ TV mới nào trong loạt sản phẩm cao cấp 2017 vừa ra sở hữu màn hình cong. Dù có loạt sản phẩm TV khá đa dạng và rộng bao gồm cả LCD và OLED, toàn bộ model mới trong năm nay của LG đều có thiết kế phẳng.
Samsung, nhà sản xuất tiên phong trong phân khúc màn hình cong và cũng là hãng nắm giữ thị phần lớn nhất thị trường TV hiện nay, cũng mất đi hào hứng với công nghệ này. Lần đầu tiên trong vòng vài năm qua, dòng TV cao cấp nhất series 9000 của Samsung quay về thiết kế màn hình phẳng truyền thống. Thiết kế cong chỉ được áp dụng ở hai dòng series 8000 và series 7000. Cụm từ "Curved TV" cũng không còn được hãng nhắc đến nhiều cùng với loạt sản phẩm mới ra.
Khi xuất hiện và nở rộ trên thị trường, màn hình cong không được coi là biểu tượng về sự phát triển công nghệ mà nó còn được kỳ vọng tạo ra cuộc cách mạng mới trong ngành sản xuất TV. Tuy nhiên, giờ nó lại đi vào vết xe đổ tương tự 3D, chứ không được như TV màu thay thế cho đen trắng hay màn hình tinh thể lỏng thay thế cho CRT trước kia.
Theo Gizmodo, lý do khiến màn hình cong "chết sớm" vì nó là "mánh lời" của các nhà sản xuất để người dùng bỏ tiền lên đời TV mới. Giá bán của những model màn hình cong luôn đắt hơn sản phẩm thông thường. Có lạ, độc đáo mới thu hút được người dùng chi tiền cho một món đồ điện tử vốn đã rất quen thuộc.
Thực tế, Philips hay Panasonic đều đã dừng phát triển TV màn hình cong từ năm ngoái. Và tới đầu năm nay, một số tên tuổi lớn khác theo chân. Sony không còn bất kỳ TV mới nào trong loạt sản phẩm cao cấp 2017 vừa ra sở hữu màn hình cong. Dù có loạt sản phẩm TV khá đa dạng và rộng bao gồm cả LCD và OLED, toàn bộ model mới trong năm nay của LG đều có thiết kế phẳng.
Samsung, nhà sản xuất tiên phong trong phân khúc màn hình cong và cũng là hãng nắm giữ thị phần lớn nhất thị trường TV hiện nay, cũng mất đi hào hứng với công nghệ này. Lần đầu tiên trong vòng vài năm qua, dòng TV cao cấp nhất series 9000 của Samsung quay về thiết kế màn hình phẳng truyền thống. Thiết kế cong chỉ được áp dụng ở hai dòng series 8000 và series 7000. Cụm từ "Curved TV" cũng không còn được hãng nhắc đến nhiều cùng với loạt sản phẩm mới ra.
Khi xuất hiện và nở rộ trên thị trường, màn hình cong không được coi là biểu tượng về sự phát triển công nghệ mà nó còn được kỳ vọng tạo ra cuộc cách mạng mới trong ngành sản xuất TV. Tuy nhiên, giờ nó lại đi vào vết xe đổ tương tự 3D, chứ không được như TV màu thay thế cho đen trắng hay màn hình tinh thể lỏng thay thế cho CRT trước kia.
Theo Gizmodo, lý do khiến màn hình cong "chết sớm" vì nó là "mánh lời" của các nhà sản xuất để người dùng bỏ tiền lên đời TV mới. Giá bán của những model màn hình cong luôn đắt hơn sản phẩm thông thường. Có lạ, độc đáo mới thu hút được người dùng chi tiền cho một món đồ điện tử vốn đã rất quen thuộc.
Với màn hình cong, người mua luôn được nghe rằng TV sẽ có góc nhìn rộng hơn, tăng chiều sâu hình ảnh so với màn hình phẳng truyền thống. Nhưng thực tế, trải nghiệm đó chỉ ấn tượng nếu ngồi chính giữa màn hình, còn những người khác ngồi xung quanh thì chúng chẳng hề có tác dụng. TV màn hình cong lại không phải là lựa chọn hữu dụng trong những buổi chiếu phim hay bữa tiệc nhiều người.
Thậm chí, biên tập viên của trang công nghệ The Verge mới đây đã phải thốt lên "cực kỳ ghét" model màn hình cong 40 inch mới mua và thừa nhận đó là một lựa chọn sai lầm. Cảm giác choáng ngợp từ thiết kế lạ mắt sớm bị thay thế bởi bất tiện khi sử dụng. Chiếc TV màn hình cong bị phản xạ, in bóng quá nhiều hình ảnh xung quanh, gây khó chịu nếu nhiều người xem và trong phòng có ánh sáng.
TV 3D đã bắt đầu bị xoá sổ từ 2016 sau hơn 5 năm xuất hiện rồi nở rộ trên thị trường. Còn với TV màn hình cong, thời gian tồn tại trên thị trường có thể còn ngắn ngủi hơn nhiều.
Thậm chí, biên tập viên của trang công nghệ The Verge mới đây đã phải thốt lên "cực kỳ ghét" model màn hình cong 40 inch mới mua và thừa nhận đó là một lựa chọn sai lầm. Cảm giác choáng ngợp từ thiết kế lạ mắt sớm bị thay thế bởi bất tiện khi sử dụng. Chiếc TV màn hình cong bị phản xạ, in bóng quá nhiều hình ảnh xung quanh, gây khó chịu nếu nhiều người xem và trong phòng có ánh sáng.
TV 3D đã bắt đầu bị xoá sổ từ 2016 sau hơn 5 năm xuất hiện rồi nở rộ trên thị trường. Còn với TV màn hình cong, thời gian tồn tại trên thị trường có thể còn ngắn ngủi hơn nhiều.
Tác giả bài viết: Tuấn Anh
Nguồn tin: