Xe

Từ ngày 1.10, đăng kiểm ôtô có nhiều điểm mới

Từ ngày 1.10.2021, đăng kiểm xe ôtô sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 16/2021/TT-BGTVT thay thế Thông tư 70/2015/TT-BGTVT.

Tìm hiểu về phanh đĩa xe ôtô. Ảnh: Wrench

Hệ thống phanh xe ôtô

Hệ thống phanh trên xe ôtô bao gồm: Cơ cấu phanh và dẫn động phanh. Vai trò chính của hệ thống phanh là giảm tốc độ và dừng chuyển động ôtô.

Hoạt động của hệ thống phanh xe ôtô dựa trên tính ma sát tạo ra giữa 2 bề mặt kim loại để giảm tốc độ và dừng hẳn trục bánh xe.

Cụ thể, một bộ phận đứng yên chứa má phanh, một bộ phận quay gắn với trục bánh xe. Khi lái xe đạp phanh, má phanh sẽ tiếp xúc với phần quay thông qua các cơ cấu dẫn động và ma sát giữa 2 bộ phận này, giúp làm chậm và dừng xe lại.

Phanh xe ôtô có 2 loại chính là phanh đĩa và phanh tang trống.

Ưu nhược điểm của phanh đĩa trên xe ôtô

Cấu tạo phanh đĩa

Phanh đĩa được cấu tạo từ các thành phần chính sau: đĩa, má và cùm. Trong đó, đĩa phanh sẽ được gắn với trục bánh và quay theo bánh xe. Còn cùm phanh sẽ bao gồm má phanh và hệ thống pít-tông thủy lực được ốp vào 2 bên đĩa phanh. Phần lớn xe ôtô hiện nay dùng cùm phanh đặt cố định.

Ưu điểm của phanh đĩa

- Hiệu quả phanh cao hơn nhiều so với phanh tang trống;

- Nhẹ hơn phanh tang trống;

- Thiết kế hở giúp tản nhiệt tốt, tăng thời gian sử dụng, dễ dàng bắt và chữa bệnh.

Nhược điểm của phanh đĩa

- Chí phí cao hơn so với phanh tang trống gồm: lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế...

- Thiết kế hở khiến các bề mặt ma sát dễ bị hỏng bởi các tác nhân bên ngoài (như bụi, cát, đất...) trong quá trình sử dụng;

- Phù hợp với xe ôtô con.

Tác giả: TRANG THIỀU (T/H)

Nguồn tin: Báo Lao động

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP