Tham vọng bá chủ
Nhiều năm trước, những gì liên quan đến bóng đá Trung Quốc là tiêu cực. Mua bán độ và dàn xếp tỉ số khiến sụp đổ cả một nền bóng đá, rất nhiều người rơi vào vòng lao lý, có cả trọng tài.
Trung Quốc có một nền thể thao phát triển. Chính xác hơn, họ là cường quốc thể thao. Điều này thể hiện qua bảng tổng sắp huy chương các kỳ Olympic, khi Trung Quốc đủ sức cạnh tranh với Mỹ.
Nhiều năm trước, những gì liên quan đến bóng đá Trung Quốc là tiêu cực. Mua bán độ và dàn xếp tỉ số khiến sụp đổ cả một nền bóng đá, rất nhiều người rơi vào vòng lao lý, có cả trọng tài.
Trung Quốc có một nền thể thao phát triển. Chính xác hơn, họ là cường quốc thể thao. Điều này thể hiện qua bảng tổng sắp huy chương các kỳ Olympic, khi Trung Quốc đủ sức cạnh tranh với Mỹ.
Từ nền bóng đá gắn với tham nhũng, Trung Quốc đang phát triển bài bản và đầy tham vọng
Là cường quốc thể thao, và đông dân nhất thế giới, nhưng bóng đá khủng hoảng, điều đó trở thành vấn đề mà chính phủ phải quan tâm.
Sự quan tâm lớn hơn cả đến từ Chủ tịch Tập Cận Bình, một người thực sự đam mê bóng đá.
Một kế hoạch chi tiết với 50 điểm nhấn chính được Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện, có tên "Chương trình cải cách và phát triển bóng đá Trung Quốc". Trong kế hoạch có cột mốc và mục tiêu cụ thể để hồi sinh và phát triển bóng đá Trung Quốc.
Trên thực tế, kế hoạch cải tổ nền bóng đá Trung Quốc được Chủ tịch Tập Cận Bình ấp ủ từ lâu.
Tham vọng được vạch ra rất cụ thể: trở thành siêu cường bóng đá thế giới vào năm 2050.
Để hoàn thành tham vọng lớn này, từng mục tiêu nhỏ hơn được Chủ tịch Tập Cận Bình cho triển khai. Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có 50 triệu người (trẻ em và người lớn) tập bóng đá chuyên nghiệp. Đồng thời, phải hoàn thành 20.000 trung tâm huấn luyện và 70.000 sân cỏ đạt chuẩn.
Trung Quốc có tham vọng trở thành siêu cường bóng đá thế giới
Đến năm 2030, trung bình mỗi 10.000 dân thì sẽ có 1 SVĐ. 2030 cũng là cột mốc được dành cho ĐTQG Trung Quốc: đăng cai và giành World Cup.
Hiện tại, ĐTQG Trung Quốc đang xếp thứ 82 thế giới và hạng 8 châu lục. Đến năm 2020, họ phải bước lên ngôi vị số 1 châu lục.
Tiền làm bóng đá đến từ đâu?
Một vài năm qua, Trung Quốc chủ yếu đón nhận những cầu thủ lớn tuổi như Didier Drogba, hoặc các trường hợp không được châu Âu chào đón (chủ yếu Nam Mỹ, đặc biệt là gốc Brazil).
Chỉ trong một thời gian ngắn gần đây, mọi thứ thay đổi. Trung Quốc giờ đây đón những ngôi sao lớn thực sự. Có thể kể đến Oscar, Gervinho, Hulk, Lavezzi, Jackson Martinez, Fredy Guarin, Ramirez, Alex Teixeira, Carlos Tevez.
Những người này đều là mục tiêu của rất nhiều CLB danh tiếng ở châu Âu, trước khi quyết định đặt chân đến miền đất mới Trung Quốc.
Trung Quốc đang là miền đất hứa với nhiều ngôi sao lớn
Để lấy về những ngôi sao lớn, các CLB bóng đá Trung Quốc chi rất nhiều tiền. Họ phá giá cầu thủ, phá vỡ cơ cấu lương. Nếu ở châu Âu, Oscar chỉ có giá chuyển nhượng 40 triệu euro, nhưng anh sang Shanghai SIPG với kỷ lục châu Á 70,5 triệu euro. Tevez thì nhận lương 40 triệu euro, hơn Lionel Messi và Cristiano Ronaldo cộng lại.
Câu hỏi được nhiều người quan tâm là các CLB bóng đá Trung Quốc lấy tiền ở đâu để khuynh đảo nền bóng đá thế giới?
Ngay từ đầu, bản kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận Bình là nhà nước và nhân dân cùng làm. Chính phủ hỗ trợ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, với những khoản đầu tư hoàn toàn hợp lệ để tránh rắc rối có thể phát sinh với FIFA (FIFA không cho phép bóng đá liên quan đến chính trị).
Với kế hoạch cụ thể, các tập đoàn lớn nhảy vào đầu tư. Đứng sau vụ chuyển nhượng Oscar là Cảng quốc tế Thượng Hải. Về kinh tế, Cảng quốc tế Thượng Hải nằm trong top 50 tập đoàn lớn nhất thị trường chứng khoán trong nước, và có 61% vốn của chính quyền.
Cảng quốc tế Thượng Hải chỉ là một trong nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào bóng đá Trung Quốc. Còn có sự tham gia của các tổ chức tài chính và ngân hàng khác trên khắp đất nước.
Jack Ma (giữa) là một trong những tỷ phú đầu tư mạnh nhất cho bóng đá Trung Quốc.
Những tỷ phú giàu nhất Trung Quốc cũng vào cuộc. Jack Ma - người giàu thứ hai Trung Quốc và sáng lập ra tập đoàn kinh tế Alibaba, và tỷ phú Wang Jianlin - người giàu nhất nước, là những cá nhân đi tiên phong trong việc đầu tư vào bóng đá.
Người giàu làm bóng đá không ít trên thế giới. Nhưng bỏ tiền mang ngôi sao lớn về cho nền bóng đá nước nhà thì chỉ có các tỷ phú Trung Quốc.
Theo tạp chí danh tiếng Forbes, Trung Quốc là một trong những quốc gia có tỉ lệ tỷ phú cao nhất thế giới (tính theo USD). Vì thế, khi những tỷ phú này ủng hộ chính sách nhà nước và nhân dân cùng làm, không lạ khi Trung Quốc trở thành miền đất hứa mới với các siêu sao bóng đá.
Sau Oscar và Tevez, người Trung Quốc đang nghĩ đến việc chiêu mộ Mario Balotelli, Wayne Rooney, Angel Di Maria… Đó không phải là chuyện quá xa!
Tác giả bài viết: Đại Phong
Nguồn tin: