Theo đó, thẩm phán không khôi phục sắc lệnh cấm nhập cư theo đề nghị của chính quyền Tổng thống Trump. Do đó, người dân từ 7 nước Hồi giáo có điều kiện nhập cảnh hợp pháp sẽ được tiếp tục đi vào Mỹ.
Phản ứng nhanh trước phán quyết mới nhất, ông Trump viết trên Twitter rằng: "Hẹn gặp các ông tại toà án. An ninh quốc gia đang đối mặt với rủi ro".
Phán quyết này tiếp tục là một thất bại lớn của chính quyền Trump trước đơn kiện của chính quyền tiểu bang Washington và bang Minnesota. Giờ đây vụ việc có thể được chuyển lên Toà án Tối cao để quyết định kết quả cuối cùng.
Do không chấp nhận kết quả từ toà án ở Seattle nên chính quyền Trump đã gửi đơn kiến nghị lên toà khu vực số 9. Chính quyền Trump đã gửi thông tin pháp lý để giải thích cho quyết định ra sắc lệnh, buổi điều trần đầu tiên diễn ra hôm 7/2.
Theo bản báo cáo dày 15 trang do Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình, sắc lệnh về di trú của ông Trump là việc thực thi quyền của tổng thống một cách đúng luật và không phải là lệnh cấm nhằm vào cộng đồng Hồi giáo.
Một ngày trước khi thẩm phán tuyên bố phán quyết, hôm 8/2, Tổng thống Mỹ chỉ trích tòa án liên bang nước này "mang nặng tư tưởng chính trị" và ngay cả "học sinh kém nhất" cũng nhận thấy rằng lý lẽ thuộc về ông.
Sắc lệnh hành pháp về cấm nhập cư của gây tranh cãi của Tổng thống Trump được ban hành ngày 28/1, yêu cầu tạm thời không nhận người tị nạn từ Syria vĩnh viễn; đồng thời cấm nhập cảnh đối với công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Yemen và Syria trong 90 ngày.
Đoàn thẩm phán phân xử vụ việc tại toà phúc thẩm khu vực 9 gồm ba vị, trong đó hai người do cựu tổng thống Jimmy Carter của đảng Dân chủ bổ nhiệm và một người do cựu tổng thống Bush “con” lựa chọn.
Các thẩm phán công nhận mối quan ngại của chính quyền về an ninh quốc gia trước tình hình nhập cư, nhưng nói bên bị đơn không đưa ra được bằng chứng nào cho thấy các quan ngại này là nguyên nhân hợp lý để cấm nhập cư với 7 nước; cũng như không có bằng chứng khẳng định mỗi người từ các nước trên xâm nhập vào Mỹ nhằm tấn công khủng bố.
Bộ Tư pháp cho biết đang nghiên cứu phán quyết của toà án và cân nhắc những hành động kế tiếp. Họ có thể đề nghị toà xem lại phán quyết hoặc tiếp tục đưa vụ việc trực tiếp ra Toà án Tối cao.
Phán quyết này tiếp tục là một thất bại lớn của chính quyền Trump trước đơn kiện của chính quyền tiểu bang Washington và bang Minnesota. Giờ đây vụ việc có thể được chuyển lên Toà án Tối cao để quyết định kết quả cuối cùng.
Do không chấp nhận kết quả từ toà án ở Seattle nên chính quyền Trump đã gửi đơn kiến nghị lên toà khu vực số 9. Chính quyền Trump đã gửi thông tin pháp lý để giải thích cho quyết định ra sắc lệnh, buổi điều trần đầu tiên diễn ra hôm 7/2.
Theo bản báo cáo dày 15 trang do Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình, sắc lệnh về di trú của ông Trump là việc thực thi quyền của tổng thống một cách đúng luật và không phải là lệnh cấm nhằm vào cộng đồng Hồi giáo.
Một ngày trước khi thẩm phán tuyên bố phán quyết, hôm 8/2, Tổng thống Mỹ chỉ trích tòa án liên bang nước này "mang nặng tư tưởng chính trị" và ngay cả "học sinh kém nhất" cũng nhận thấy rằng lý lẽ thuộc về ông.
Sắc lệnh hành pháp về cấm nhập cư của gây tranh cãi của Tổng thống Trump được ban hành ngày 28/1, yêu cầu tạm thời không nhận người tị nạn từ Syria vĩnh viễn; đồng thời cấm nhập cảnh đối với công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Yemen và Syria trong 90 ngày.
Đoàn thẩm phán phân xử vụ việc tại toà phúc thẩm khu vực 9 gồm ba vị, trong đó hai người do cựu tổng thống Jimmy Carter của đảng Dân chủ bổ nhiệm và một người do cựu tổng thống Bush “con” lựa chọn.
Các thẩm phán công nhận mối quan ngại của chính quyền về an ninh quốc gia trước tình hình nhập cư, nhưng nói bên bị đơn không đưa ra được bằng chứng nào cho thấy các quan ngại này là nguyên nhân hợp lý để cấm nhập cư với 7 nước; cũng như không có bằng chứng khẳng định mỗi người từ các nước trên xâm nhập vào Mỹ nhằm tấn công khủng bố.
Bộ Tư pháp cho biết đang nghiên cứu phán quyết của toà án và cân nhắc những hành động kế tiếp. Họ có thể đề nghị toà xem lại phán quyết hoặc tiếp tục đưa vụ việc trực tiếp ra Toà án Tối cao.
Tác giả bài viết: Minh Anh
Nguồn tin: