Những đòn tấn công trả đũa mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tung ra trên Twitter nhắm vào thẩm phán liên bang đình chỉ sắc lệnh hạn chế nhập cảnh của ông có thể gây ra hiệu ứng ngược, Politico dẫn lời các chuyên gia pháp lý bình luận về cuộc chiến đang diễn ra giữa ông chủ Nhà Trắng và hệ thống tư pháp Mỹ.
Sau khi thẩm phán liên bang James Robart ra phán quyết tạm đình chỉ sắc lệnh hạn chế nhập cảnh của ông Trump trên toàn quốc, Tổng thống Mỹ tung ra một loạt bình luận trên mạng xã hội, công kích cá nhân ông Robart cũng như hệ thống tòa án Mỹ.
"Quan điểm của người được gọi là thẩm phán kia, thứ về cơ bản tước đi khả năng thực thi pháp luật khỏi đất nước, thật lố bịch và sẽ bị thay đổi", ông viết trên Twitter hôm 4/2, trước khi đơn kháng cáo đề nghị ngay lập tức khôi phục sắc lệnh Tổng thống của Bộ Tư pháp Mỹ bị tòa phúc thẩm bác bỏ.
"Không thể tin được là một thẩm phán lại đẩy đất nước vào tình thế nguy hiểm như thế này. Nếu có chuyện gì xảy ra, lỗi lầm thuộc về ông ta cũng như hệ thống tòa án. Nhiều người đang tràn vào. Quá tệ!", ông tiếp tục công kích thẩm phán Robart vào ngày hôm sau. Ông cũng tuyên bố sẽ chỉ đạo Bộ An ninh Nội địa thẩm tra những người nhập cảnh vào Mỹ "rất cẩn thận" và cáo buộc các tòa án đang "khiến việc tạo công ăn việc làm trở nên rất khó khăn".
Đây không phải là lần đầu tiên Trump công kích một thẩm phán liên bang. Trong chiến dịch tranh cử, ông đã nhiều lần chỉ trích thẩm phán Gonzalo Curiel, cho rằng quan tòa xét xử vụ kiện liên quan đến Đại học Trump này có "xung đột" vì ông mang trong mình "di sản của Mexico".
Tuy nhiên các chuyên gia pháp lý cho rằng đòn trả đũa mới nhất mà ông Trump nhắm vào thẩm phán Robart có thể gây hậu quả nặng nề hơn bởi ông giờ đã là chủ nhân Nhà Trắng và đang gây chiến với những quan tòa nắm giữ quyền lực rất lớn.
Charles Fried, cựu trưởng công tố Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, cho rằng hiếm khi có một tổng thống mới nhậm chức nào lại công khai gây chiến với các tòa án như ông Trump. Theo Fried, tân Tổng thống đang biến mọi thứ thành "bộ phim truyền hình" với những lời công kích nặng nề nhắm vào thẩm phán Robart. "Hành động đó là không thể định nghĩa được, không hề phù hợp, chưa từng có tiền lệ và không mang tính chất của tổng thống", giảng viên tại Trường Luật Harvard này nói.
Jack Goldsmith, cựu cục trưởng tư vấn pháp lý thuộc Bộ Tư pháp dưới thời Tổng thống George W. Bush, cho rằng những lời công kích của Trump vào quan tòa và hệ thống tư pháp Mỹ đã đưa nước này vào một "vùng đất mới". "Sự bất cẩn và quyết liệt của sắc lệnh hạn chế nhập cảnh cùng những lời công kích vào các thẩm phán sẽ càng tạo động lực để các quan tòa ra phán quyết bất lợi cho Trump", Goldsmith nhận định.
Bartholomew J. Dalton, phụ trách Trường đào tạo Luật sư Mỹ, cho rằng những lời lẽ xúc phạm thẩm phán của Trump là không phù hợp. "Thật sai trái khi người đứng đầu nhánh hành pháp lại hạ nhục một thành viên nhánh tư pháp bằng lời lẽ như vậy. Điều đó hủy hoại sự độc lập của hoạt động tư pháp, vốn là xương sống cho nền dân chủ lập hiến của Mỹ", ông nói.
Hậu quả nhãn tiền
John Banzhaf, giáo sư tại Trường Luật Đại học George Washington, cho rằng những tuyên bố của Trump là "hoàn toàn thái quá" và có thể gây thêm nhiều bất lợi nhãn tiền cho Tổng thống trong cuộc chiến pháp lý để bảo vệ sắc lệnh của mình.
Theo Banzhaf, phán quyết của thẩm phán Robart vẫn còn thiếu cơ sở pháp lý và hiến pháp ở một số điểm, nhưng ông Trump không có căn cứ nào để gọi Robart là "người được coi là thẩm phán". "Dù ủng hộ quan điểm cuối cùng rằng phán quyết đó là không phù hợp và cần phải bị xóa bỏ, tôi cho rằng lời lẽ của ông Trump là thiếu khôn ngoan, bất công và không có cơ sở đảm bảo".
Muốn khôi phục sắc lệnh hành pháp của mình, ông Trump sẽ phải tiếp tục kháng cáo tại tòa án khu vực và tòa tối cao, nơi các thẩm phán đưa ra phán quyết cuối cùng. "Dù các thẩm phán được cho là không thiên vị, họ dẫu sao cũng là con người và sẽ không hài lòng khi một đồng nghiệp bị công kích như vậy. Trong một cuộc biểu quyết sít sao, điều này có thể tạo ra sự khác biệt", Banzhaf nhận định.
Các chuyên gia pháp lý khác cho rằng ông Trump có thể ngấm đòn nhiều hơn từ những lời công kích của mình. "Tôi có thể hình dung ra cảnh luật sư của Bộ Tư pháp bị các thẩm phán vặn hỏi 'Ông có cho rằng việc tổng thống công kích một thẩm phán được bổ nhiệm theo Điều III như vậy là phù hợp không?'", Arthur Hellman, giáo sư luật ở Đại học Pittsburgh, nói.
"Với mỗi dòng tweet của mình, ông Trump đang khiến các luật sư của Bộ Tư pháp gặp khó khăn hơn để giành chiến thắng trước tòa. Thế nên hãy tiếp tục đi", Matthew Miller, cựu phát ngôn viên Bộ Tư pháp Mỹ, viết trên Twitter.
Một hậu quả lâu dài khác mà có thể ông Trump chưa lường hết được là chặng đường gian nan mà ông sẽ phải trải qua khi đề cử thẩm phán Neil Gorsuch vào Tòa án Tối cao. Giới phân tích cho rằng những lời lẽ xúc phạm thẩm phán Robart của ông Trump sẽ tiếp thêm "đạn dược" cho các nghị sĩ đảng Dân chủ phản đối đề cử này.
Sau khi thẩm phán liên bang James Robart ra phán quyết tạm đình chỉ sắc lệnh hạn chế nhập cảnh của ông Trump trên toàn quốc, Tổng thống Mỹ tung ra một loạt bình luận trên mạng xã hội, công kích cá nhân ông Robart cũng như hệ thống tòa án Mỹ.
"Quan điểm của người được gọi là thẩm phán kia, thứ về cơ bản tước đi khả năng thực thi pháp luật khỏi đất nước, thật lố bịch và sẽ bị thay đổi", ông viết trên Twitter hôm 4/2, trước khi đơn kháng cáo đề nghị ngay lập tức khôi phục sắc lệnh Tổng thống của Bộ Tư pháp Mỹ bị tòa phúc thẩm bác bỏ.
"Không thể tin được là một thẩm phán lại đẩy đất nước vào tình thế nguy hiểm như thế này. Nếu có chuyện gì xảy ra, lỗi lầm thuộc về ông ta cũng như hệ thống tòa án. Nhiều người đang tràn vào. Quá tệ!", ông tiếp tục công kích thẩm phán Robart vào ngày hôm sau. Ông cũng tuyên bố sẽ chỉ đạo Bộ An ninh Nội địa thẩm tra những người nhập cảnh vào Mỹ "rất cẩn thận" và cáo buộc các tòa án đang "khiến việc tạo công ăn việc làm trở nên rất khó khăn".
Đây không phải là lần đầu tiên Trump công kích một thẩm phán liên bang. Trong chiến dịch tranh cử, ông đã nhiều lần chỉ trích thẩm phán Gonzalo Curiel, cho rằng quan tòa xét xử vụ kiện liên quan đến Đại học Trump này có "xung đột" vì ông mang trong mình "di sản của Mexico".
Tuy nhiên các chuyên gia pháp lý cho rằng đòn trả đũa mới nhất mà ông Trump nhắm vào thẩm phán Robart có thể gây hậu quả nặng nề hơn bởi ông giờ đã là chủ nhân Nhà Trắng và đang gây chiến với những quan tòa nắm giữ quyền lực rất lớn.
Charles Fried, cựu trưởng công tố Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, cho rằng hiếm khi có một tổng thống mới nhậm chức nào lại công khai gây chiến với các tòa án như ông Trump. Theo Fried, tân Tổng thống đang biến mọi thứ thành "bộ phim truyền hình" với những lời công kích nặng nề nhắm vào thẩm phán Robart. "Hành động đó là không thể định nghĩa được, không hề phù hợp, chưa từng có tiền lệ và không mang tính chất của tổng thống", giảng viên tại Trường Luật Harvard này nói.
Jack Goldsmith, cựu cục trưởng tư vấn pháp lý thuộc Bộ Tư pháp dưới thời Tổng thống George W. Bush, cho rằng những lời công kích của Trump vào quan tòa và hệ thống tư pháp Mỹ đã đưa nước này vào một "vùng đất mới". "Sự bất cẩn và quyết liệt của sắc lệnh hạn chế nhập cảnh cùng những lời công kích vào các thẩm phán sẽ càng tạo động lực để các quan tòa ra phán quyết bất lợi cho Trump", Goldsmith nhận định.
Bartholomew J. Dalton, phụ trách Trường đào tạo Luật sư Mỹ, cho rằng những lời lẽ xúc phạm thẩm phán của Trump là không phù hợp. "Thật sai trái khi người đứng đầu nhánh hành pháp lại hạ nhục một thành viên nhánh tư pháp bằng lời lẽ như vậy. Điều đó hủy hoại sự độc lập của hoạt động tư pháp, vốn là xương sống cho nền dân chủ lập hiến của Mỹ", ông nói.
Hậu quả nhãn tiền
John Banzhaf, giáo sư tại Trường Luật Đại học George Washington, cho rằng những tuyên bố của Trump là "hoàn toàn thái quá" và có thể gây thêm nhiều bất lợi nhãn tiền cho Tổng thống trong cuộc chiến pháp lý để bảo vệ sắc lệnh của mình.
Theo Banzhaf, phán quyết của thẩm phán Robart vẫn còn thiếu cơ sở pháp lý và hiến pháp ở một số điểm, nhưng ông Trump không có căn cứ nào để gọi Robart là "người được coi là thẩm phán". "Dù ủng hộ quan điểm cuối cùng rằng phán quyết đó là không phù hợp và cần phải bị xóa bỏ, tôi cho rằng lời lẽ của ông Trump là thiếu khôn ngoan, bất công và không có cơ sở đảm bảo".
Muốn khôi phục sắc lệnh hành pháp của mình, ông Trump sẽ phải tiếp tục kháng cáo tại tòa án khu vực và tòa tối cao, nơi các thẩm phán đưa ra phán quyết cuối cùng. "Dù các thẩm phán được cho là không thiên vị, họ dẫu sao cũng là con người và sẽ không hài lòng khi một đồng nghiệp bị công kích như vậy. Trong một cuộc biểu quyết sít sao, điều này có thể tạo ra sự khác biệt", Banzhaf nhận định.
Các chuyên gia pháp lý khác cho rằng ông Trump có thể ngấm đòn nhiều hơn từ những lời công kích của mình. "Tôi có thể hình dung ra cảnh luật sư của Bộ Tư pháp bị các thẩm phán vặn hỏi 'Ông có cho rằng việc tổng thống công kích một thẩm phán được bổ nhiệm theo Điều III như vậy là phù hợp không?'", Arthur Hellman, giáo sư luật ở Đại học Pittsburgh, nói.
"Với mỗi dòng tweet của mình, ông Trump đang khiến các luật sư của Bộ Tư pháp gặp khó khăn hơn để giành chiến thắng trước tòa. Thế nên hãy tiếp tục đi", Matthew Miller, cựu phát ngôn viên Bộ Tư pháp Mỹ, viết trên Twitter.
Một hậu quả lâu dài khác mà có thể ông Trump chưa lường hết được là chặng đường gian nan mà ông sẽ phải trải qua khi đề cử thẩm phán Neil Gorsuch vào Tòa án Tối cao. Giới phân tích cho rằng những lời lẽ xúc phạm thẩm phán Robart của ông Trump sẽ tiếp thêm "đạn dược" cho các nghị sĩ đảng Dân chủ phản đối đề cử này.
"Với mỗi hành động thử thách Hiến pháp, mỗi lời công kích cá nhân nhắm vào thẩm phán, Tổng thống Trump đang dựng lên hàng rào cao hơn cho thẩm phán Gorsuch vào Tòa án Tối cao. Khả năng kiểm soát độc lập với chính quyền của thẩm phán này sẽ trở thành tâm điểm trong quá trình phê chuẩn ở Thượng viện", Schumer tuyên bố.
Tác giả bài viết: Trí Dũng
Nguồn tin: