Gần đây tôi có quen một người phụ nữ độc thân đã có một đứa con trai 6 tuổi. Sau một thời gian qua lại thấy hợp, chúng tôi đã chuyển về sống với nhau. Có lẽ do kí ức không vui từ cuộc hôn nhân đầu nên tôi chưa chuẩn bị để có một cuộc hôn nhân mới. Tôi đã thẳng thắn bày tỏ và may mắn thay cô ấy cũng đồng ý với tôi.
Tôi cảm thấy rất hài lòng với cuộc sống hiện tại. Bạn gái tôi là người độc lập và tôi không gặp phải vấn đề “con riêng bố ghẻ” như nhiều người vẫn nghĩ. Chắc do thiếu thốn tình cảm từ nhỏ, con trai cô ấy đối với tôi rất ngoan và tôi cũng coi cháu như con mình. Tôi yêu cả hai mẹ con và nếu tình hình này vẫn tiếp tục, tôi nghĩ tôi sẽ có dũng cảm để bước vào điện thờ hôn nhân lần nữa.
Bạn gái tôi đã gặp 2 con tôi mặc dù lúc đó tôi còn chưa giới thiệu chính thức cô ấy với các cháu. Cô ấy đối xử với các con tôi khá thân mật. Nhưng sau đó tôi lại gặp phải sự phản đối dữ dội từ vợ cũ. Cô ấy yêu cầu tôi không được đi đâu với 2 con nếu có mặt bạn gái. Lý do của cô ấy là tôi sẽ làm gương xấu cho các con và có thể khiến chúng bị tổn thương.
Tôi vô cùng bối rối trước yêu cầu của vợ cũ (Ảnh minh họa).
Vấn đề là giờ tôi chung sống với bạn gái mới, nếu tôi đáp ứng yêu cầu của vợ cũ thì bố con tôi sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội gặp nhau. Khi đi nghỉ lễ, nghỉ mát, tôi không thể phân thân để đi riêng với từng bên.
Kể cả sau này có kết hôn, tôi cũng chưa từng muốn dạy các con tôi gọi bạn gái hiện nay là mẹ. Tôi nghĩ đó là do tự chúng quyết định. Nhưng nếu tôi kết hôn lần nữa, các con tôi dù muốn hay không vẫn phải tiếp xúc với vợ mới của tôi và tôi muốn hai bên có cơ hội gặp gỡ để hiểu nhau phần nào.
Nhưng giờ yêu cầu của vợ cũ khiến tôi rất bối rối. Nếu tôi đáp ứng, mà chắc chắn tôi sẽ không buông tha cơ hội gần gũi các con, vậy thì mối quan hệ mới của tôi có nguy cơ đổ vỡ cao. Còn nếu không đáp ứng, tôi sợ vợ cũ của tôi sẽ tìm cách nói xấu chia rẽ mấy bố con. Bài cũ của cô ấy là lôi chuyện chia tay từ 7 năm trước ra nói, chụp mũ tôi bỏ bê gia đình.
Tôi hoàn toàn không hiểu được, quá khứ đã qua lâu rồi, hiện mỗi người đã có cuộc sống mới. Liệu có cần phải đào xới lên làm tổn thương thêm bọn trẻ hay không?
Thưa anh, Qua những lời anh kể, tôi đã phần nào hiểu được anh. Quả thật, tôi không thể không đánh giá cao sự lạc quan của anh. Nếu quả thật bạn gái mới của anh tốt như anh mô tả thì xin chúc mừng anh cuối cùng đã tìm thấy hạnh phúc và sẽ không đơn độc trong việc cố gắng tạo ra sự hài hòa trong gia đình cọc chèo vốn đã khá phức tạp của anh. Khi tuổi thọ của con người càng ngày càng dài hơn, hạnh phúc cá nhân ngày một được đề cao thì việc giải quyết những vấn đề như của anh quả là một kỹ năng sống cần thiết trong đời sống hiện tại. Có thể anh sẽ người tiên phong trong lĩnh vực này bằng cách thẳng thắn bày tỏ quan điểm – đàn ông vốn thường ít tâm sự chuyện riêng của mình – và anh có thể sẽ nhận được nhiều ủng hộ từ những người đồng cảnh ngộ. Nhưng với tôi, qua câu chuyện trên, tôi lại nghiêng về người vợ cũ của anh. Quả thật, không ai nên chỉ nhìn vào những sai lầm trong quá khứ đã qua để “nã tiền chuộc”, cũng không có ai thập toàn thập mỹ để chưa từng phạm sai lầm. Việc cần làm của anh bây giờ là tự xác định – bằng hành động tất nhiên – mối quan hệ cá nhân mình. Hiện mọi chuyện vẫn đang là “dự định” trên lý thuyết của anh, chưa có gì chắc chắn và tôi có thể hiểu được sự e ngại của vợ cũ anh. Hãy để cô ấy có niềm tin rằng anh đang nghiêm túc trong mối quan hệ mới của mình trước khi khiến cô ấy phải đối mặt với việc giáo dục các con anh thay đổi mối quan hệ quen thuộc (cố định từ khi anh ly dị) khi anh có gia đình mới. Dù anh đã ám chỉ rằng anh đã tạo được sự cân bằng rất tốt trong gần một thập kỷ qua thì điều đó cũng không có nghĩa là nó vẫn tiếp tục khi anh có gia đình mới. Việc các con bị tổn thương khi cha/mẹ lập gia đình mới là điều không thể tránh khỏi, cha mẹ chỉ có thể làm dịu cảm giác tội lỗi của mình bằng cách cho chúng “thời gian đệm” để quen dần với thay đổi. Vì vậy, nếu chưa 100% chắc chắn, anh đừng vội vàng cho hai bên tiếp xúc với nhau thì tốt hơn. Tôi hơi tò mò về khái niệm thời gian của từ “gần đây” khi anh nói về quan hệ mới của mình. Sự nhiệt tình giới thiệu bạn bè cho người thân của mình là động lực tự nhiên của con người. Nhưng trong trường hợp của các con anh thì anh nên chọn cách tiếp cận thận trọng hơn. Theo tôi, anh càng nên tận dụng thời gian quý báu bố con gặp mặt để củng cố tình cảm mà chưa cần cố gắng thúc đẩy cái gì. Anh cũng nói rằng mình "cố gắng hết sức” để tham dự vào cuộc sống của các con mình dù chúng sống với mẹ. Đó quả là một xa xỉ mà không phải ai trong trường hợp đó cũng làm được. Nhưng liệu bạn có nghĩ rằng, có bao nhiêu người mẹ kế, dù thoáng và thoải mái bao nhiêu, có thể chấp nhận chồng mình tiếp tục quan tâm hết lòng với con riêng sau khi đã có gia đình mới? Rồi với đứa trẻ của bạn gái mà anh nói là coi như con mình thế nào? Con anh với vợ mới sau này (phải tính cả khả năng này nữa) thì sao? Tôi không phản đối việc anh hẹn hò, yêu đương hoặc chung sống với ai đó, hay tự nhận mình là “Phải” để khuyên anh nên thế nọ thế kia. Nhưng anh thử suy xét xem liệu có cần gấp muốn các con anh hòa nhập với gia đình mới của anh hay không? Những đứa trẻ còn sống phụ thuộc vào người lớn luôn dễ tổn thương hơn anh nghĩ nhiều lắm. Một gia đình hài hòa không thể chỉ dựa vào nỗ lực của một mình anh. Anh đừng cố làm cho vợ cũ cảm thấy rằng cô ấy sai trái khi gây trở ngại cho anh. Thay vào đó, hãy cố lắng nghe và thấu hiểu, hãy chịu trách nhiệm về những vết sẹo tình cảm mà anh đã tạo ra. Anh sẽ thấy mọi việc tốt đẹp hơn nhiều so với việc mong chờ người khác điều chỉnh cho phù hợp với mình. |
Tác giả bài viết: Minh Minh