Yêu nhau 6 tháng, Diệp được Thắng dẫn về ra mắt gia đình. Diệp chuẩn bị mọi thứ rất chu đáo, từ trang phục tới quà cáp cho từng thành viên trong gia đình anh, bao gồm bố mẹ và em gái Thắng. Cô cũng khá yên tâm, tự tin rằng mình có thể gây thiện cảm tốt với họ.
Tới nhà Thắng, vừa ngồi yên vị, mẹ anh đã nhìn bàn tay cô rồi cười hỏi: “Bàn tay chăm sóc kỹ thế này thì chắc không rửa bát nấu cơm được đâu cháu nhỉ?”. Diệp chột dạ, nhìn bộ móng mới làm hôm kia của mình, trả lời thành thực: “Dạ, cháu đi làm về thi thoảng vẫn giúp mẹ cháu làm việc nhà ạ”. “Thi thoảng thôi á?”, mẹ Thắng tỏ rõ sự ngạc nhiên. “Dạ, công việc của cháu cũng hơi bận ạ”, Diệp cười ngượng ngùng. Từ lúc ấy, cô để ý thái độ của mẹ Thắng trầm hơn hẳn. Có vẻ bà không hài lòng cho lắm.
Diệp ngồi xuống, mẹ Thắng nghiêm nghị nhìn cô: “Cháu có biết, một người phụ nữ không biết tề gia nội trợ thì là một người phụ nữ vứt đi không. Bác không biết nhà cháu bố mẹ cháu dạy dỗ cháu như thế nào, nhưng nếu cháu là con gái bác thì đừng hòng bác để yên”.
Ảnh minh họa
Diệp chỉ định tới nhà Thắng chơi một lúc rồi xin phép về, chứ không định ở lại lâu. Nhưng Thắng bảo mẹ anh muốn cô ở lại ăn bữa cơm với gia đình, nên cô cũng không tiện từ chối nữa. Từ sáng sớm, mẹ Thắng đã đi chợ mua thức ăn để đầy tủ lạnh. Gần trưa, mẹ anh đứng dậy chép miệng: “Diệp hôm nay trổ tài nấu cho mọi người một bữa nhé! Thức ăn bác để trong tủ lạnh rồi đấy, các món tùy ý cháu thiết kế!”.
Diệp nghe mà lạnh cả sống lưng. Thế này chẳng phải đang kiểm tra trình độ nấu nướng của cô rồi còn gì. Cô quay sang nhìn Thắng cầu cứu. Anh cũng nhún vai bất lực. Từ bé tới lớn Thắng cũng chẳng phải động vào con dao cái thớt bao giờ, thì lấy đâu ra có thể giúp đỡ cô. Lúc mở tủ lạnh ra Diệp lại càng hoa mắt chóng mặt. Ôi, cô biết phải chế biến thế nào đây? Món đơn giản cô sợ mình làm còn chẳng nên hồn, nữa là các món phức tạp.
Mẹ Thắng nhìn thấy thế thì không nhịn được nói mát: “Liệu có làm được không cháu? Là phụ nữ có cái bữa cơm cho chồng cho con mà cũng không đảm đương được thì sau này chồng có chê, có chán cũng không kêu được ai đâu”. Diệp trong lòng khó chịu nhưng ngoài mặt đành cười trừ.
Diệp là cô gái cởi mở, có lối sống năng động, hiện đại. Công việc của cô cũng bận rộn nên thời gian dành cho việc bếp núc ất ít. Ở nhà cô, mẹ thương con gái nên lúc cô có ngày nghỉ thì bà đều bảo cô nghỉ ngơi, chỉ để cô bên cạnh loanh quanh nhặt rau, bóc tỏi giúp mà thôi. Bản thân Diệp cũng không nghĩ chuyện bếp núc quyết định giá trị của người phụ nữ, nhất là trong thời đại phụ nữ cũng đi làm kiếm tiền như đàn ông này. Sau này lập gia đình, tất nhiên cô cũng sẽ đầu tư thời gian để học nấu ăn. Hai vợ chồng sẽ cùng chia sẻ công việc gia đình.
Thấy Diệp cứ đứng tần ngần trước mớ thức ăn mà chẳng biết bắt đầu từ đâu, mẹ Thắng không kiên nhẫn được nữa, to giọng:“Thế nào cháu? Hay thôi, khó quá thì cháu ra ngoài đi, để bác làm sẵn bưng bê tận nơi mời cháu ăn!”. Diệp cắn răng cười gượng: “Dạ, sao bác lại nói thế ạ. Bác cứ để cháu, cho anh Thắng phụ cháu là được rồi”. Mẹ Thắng nghe thế thì ngúng nguẩy bỏ ra ngoài. Diệp bắt đầu đánh vật với đám nguyên liệu nấu ăn đến toát cả mồ hôi hột.
Ảnh minh họa
5 phút sau. “Xoảng”, tiếng chén bát rơi vỡ ở trong bếp vang lên. 10 phút sau. “A”, tiếng Diệp kêu thất thanh vì trót cứa vào tay khi thái thịt, kèm với tiếng xuýt xoa hỏi thăm của Thắng. 15 phút sau, “Á”, tiếng cả Thắng và Diệp cùng hét lớn, đi kèm là âm thanh đinh tai của xoong nồi rơi xuống đất. Nồi canh sôi của Diệp chả biết thế nào mà lại nhảy từ trên bếp xuống nền nhà được. Mẹ Thắng đi vào, thấy cái bếp yêu dấu của bà đã biến thành bãi chiến trường chỉ có hơn chứ không kém thì mắt bà tối sầm lại. Bà gằn từng tiếng với Diệp: “Dọn dẹp lại sạch sẽ đi cháu, xong ra đây nói chuyện với bác. Không cần nấu nướng gì nữa đâu!”.
Diệp cười khổ, lại lao vào dọn dẹp, thu sạch bãi chiến trường, bở cả hơi tai mới xong. Lúc đến cô xinh đẹp, chỉn chu là thế. Giờ bước ra từ nhà bếp nhà Thắng, Diệp đầu bù tóc rối, váy áo xộc xệch, mồ hôi nhễ nhại, bộ móng đính đá đẹp mê li đã rụng tơi tả. Thảm hại không sao kể xiết.
Diệp ngồi xuống, mẹ Thắng nghiêm nghị nhìn cô: “Cháu có biết, một người phụ nữ không biết tề gia nội trợ thì là một người phụ nữ vứt đi không? Bác không biết nhà cháu bố mẹ cháu dạy dỗ cháu như thế nào, nhưng nếu cháu là con gái bác thì đừng hòng bác để yên”. Diệp nóng mặt. Nếu đơn thuần nói cô, cô sẽ nhịn cho qua. Nhưng lại động chạm đến bố mẹ cô, Diệp không thể im lặng cười trừ nổi nữa.
“Thưa bác, cháu thiết nghĩ, hôm nay cháu đến nhà bác làm khách, chứ không phải đến để phỏng vấn cho công việc ô sin. Cháu bị đối xử như thế này thật không công bằng. Còn nữa, phụ nữ thời nay có công việc, có sự nghiệp ngoài xã hội như đàn ông bác ạ. Vì thế gian bếp đối với họ là niềm vui lúc họ rảnh rỗi, chứ không phải là địa ngục hành hạ, vắt kiệt sức lực họ mỗi khi về nhà. Nếu bác đánh giá người phụ nữ qua tề gia nội trợ thì bác nên lấy một cô con dâu không có nghề nghiệp gì, ở nhà chồng nuôi, vì lúc đó cô ấy sẽ dành toàn bộ thời gian và tâm trí cho việc nấu nướng phục vụ chồng và gia đình chồng”, Diệp nhẹ nhàng nhưng rành rọt nói với mẹ Thắng. Bà á khẩu không nói được gì. Thắng cũng trố mắt vì ngạc nhiên.
Sau đó Diệp xin lỗi cáo từ ra về. Cô không biết hôm nay mình tỏ thái độ như vậy có hơi quá không, nhưng nếu Thắng hiểu thì anh sẽ thông cảm cho cô, còn nếu anh cũng có suy nghĩ giống mẹ anh, thì cô chẳng còn gì để nói. Mối tình này chỉ có thể đặt dấu chấm tại đây. Cô đi lấy chồng chứ không phải đi làm ô sin cho nhà người khác!
Tác giả bài viết: Sen Trắng
Nguồn tin: