Khi chiếc “xế cưng” tiền tỉ của bạn bị hỏng hóc, thay thế phụ tùng, hoặc đến kỳ bảo trì, bảo dưỡng chắc chắn bạn muốn chiếc xe của mình được những thợ có kinh nghiệm, tay nghề cao đảm trách. Điều đó chỉ có thể khi bạn mang xe đến gara chính hãng. Còn ở những gara ngoài, nơi có một phần không nhỏ khách hàng mang xe phó thác cho thợ lại chẳng thể làm được điều này, phần lớn thợ sửa chữa đều trưởng thành không qua trường lớp nào mà chỉ là "học mót", mới vào nghề thì được “cầm tay chỉ việc”, sau vài năm quen việc họ trở nên lão làng và nắm trong tay nhiều mánh khoé để moi tiền khách hàng.
Người sử dụng ô tô riêng tăng mạnh theo từng năm, đây chính là nguồn nuôi sống dồi dào cho các gara sửa chữa ô tô. Và hệ quả là sự bùng nổ của gara ô tô mọc lên như nấm sau mưa. Ấy vậy mà sống giữa sự cạnh tranh gay gắt như vậy họ vẫn tồn tại và sống khoẻ. Tại Hà Nội, các phố được mệnh danh là phố gara ôtô như: Trần Nhật Duật, Yên Phụ, Nguyễn Khoái, Trần Khát Chân, Lê Văn Lương… các gara lớn nhỏ san sát nhau. Mặc dù ôtô là loại phương tiện liên quan đến độ chính xác, tính an toàn và yếu tố kỹ thuật rất cao, nhưng khi mang xe tới tại các gara này, bạn có thể sửa bất kỳ bộ phận nào của xe như: động cơ, gầm, điện đến vỏ… , và chỉ có những thợ “vườn” đảm trách công việc sửa chữa từ A – Z.
Lê Nam cho biết: “Từ năm 2012 - 2015 em làm thợ sửa chữa cho một gara trên phố Trần Nhật Duật, cùng làm với em còn có 3 thợ nữa đều trưởng thành từ những thợ học việc. Đa số thợ học việc đều từ tỉnh lẻ lên kiếm sống, thời gian đầu em làm chân sai vặt cho những thợ cũ, trong quá trình này sẽ được các thợ có kinh nghiệm hơn dạy theo kiểu truyền miệng.
Ở lâu lên lão làng, những kinh nghiệm sửa chữa học được không nhiều bằng các “chiêu” móc túi khách hàng, cách ăn chia và mánh khóe trong kiếm tiền từ sửa ôtô, cách “bắt bệnh” xe theo kiểu “bác sỹ hoa súng” phóng đại các hỏng hóc của xe… Và chỉ mất nửa năm, những thợ học việc sẽ trở thành thợ chính, đảm trách chuyên về một mảng như: sơn, làm đồng, điện, máy…”
Cũng theo Nam, là người trong nghề đi lên từ chân giúp việc nên anh cũng hiểu tường tận mọi việc lớn nhỏ, mọi mánh khóe của các gara sửa chữa ô tô. “Phương châm” của họ chính là thay mới hơn sửa chữa, nghĩa là kể cả những hỏng hóc nhẹ vẫn có thể sửa chữa được họ cũng đều phóng đại “bệnh” hay “nghiêm trọng hoá” vấn đề để khách hàng phải thay mới phụ tùng, khi khách đồng ý sẽ bị “làm giá” phụ tùng và chịu thêm tiền công sửa chữa.
Phương tiện tăng, đồng nghĩa với việc gara tăng thêm lượng khách hàng mang xe tới sửa chữa. Lúc này thời gian từ một thợ học việc lên thợ chính càng được rút ngắn để đáp ứng với nhu cầu thiếu thợ của các gara. Mặt bằng lương thợ chính mà các gara ô tô thường trả cho họ dao động từ 4 – 7 triệu đồng/tháng (tuỳ thâm niên và kinh nghiệm). Nhưng cũng từ đây, thợ chính không chỉ trông vào lương mà thu nhập của họ còn có thêm những khoản “lậu” từ các phi vụ “kênh” giá phụ tùng và các “chiêu” bắt bệnh xe, móc túi khách hàng.
Trong vòng xoáy của đồng tiền, những người thợ tâm huyết với nghề ngày càng hiếm hoi. Không biết từ bao giờ mà trong suy nghĩ của thợ sửa ô tô khách hàng là một cái “mỏ” dễ đào và cần tận dụng triệt để. Trong khi quan niệm của người đi xế hộp lại nghĩ cứ cái gì liên quan đến ô tô đều phải nhiều tiền mới là đồ xịn, đồ tốt. Chính vì thế các gara bắt được thóp khách hàng tha hồ “chém” đẹp. Chẳng hạn, giá một chiếc lọc gió, lọc dầu của dòng xe Daewoo, Toyota, Kia… xuất xứ Trung Quốc được các gara nhập vào chỉ vài chục nghìn đồng, nhưng khi viết hóa đơn cho khách sẽ là vài trăm nghìn đồng.
Đa số khi thay phụ tùng, khách hàng đều phải chịu cái giá “cắt cổ”, mỗi nơi một giá bởi chủ gara nhìn mặt khách để tính tiền, nều là người am hiểu chút ít về kỹ thuật thì “chém” nhẹ tay, còn khách hàng mù mờ sẽ “chém” không thương tiếc… Nam trải lòng: Đa số thợ sửa chữa ô tô hiện nay đều đi làm kiếm sống, chạy theo đồng tiền vì miếng cơm manh áo nên rất khó kiếm những thợ có tâm huyết với nghề, họ sẵn sàng bỏ qua yếu tố an toàn của xe, của khách hàng. Còn các chủ gara không phải ai cũng tâm huyết, giữ chữ tín với khách, vì lợi nhuận kinh doanh, rút ngắn thời gian hoàn vốn đầu tư, tiền sinh lời… nên vì thế mà cái nghề vốn dĩ không mấy thiện cảm này càng trở thành nên tai tiếng trong mắt khách hàng.
Thông tư 43/2011/TT-BGTVT về nhà xưởng, nhân lực, thợ, trang bị cơ sở vật chất của gara sửa chữa ô tô quy định: Người điều hành cơ sở bảo hành, bảo dưỡng tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cơ khí ôtô hoặc tương đương, có ít nhất là 5 năm kinh nghiệm; hoặc phải là thợ cơ khí ô tô bậc 5/7 trở lên; thợ sửa chữa làm việc tại các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng phải qua đào tạo và có chứng chỉ đào tạo nghề tương ứng; người sử dụng thiết bị phải được huấn luyện sử dụng thiết bị; phải có ít nhất 1 thợ cơ khí ô tô từ bậc 5/7 trở lên hoặc tương đương; các công việc kiểm tra, lắp ráp, điều chỉnh phải do thợ cơ khí ô tô có trình độ tối thiểu từ 3/7 trở lên hoặc tương đương thực hiện; các công nhân làm nhiệm vụ thử xe phải có giấy phép lái xe phù hợp… Nhưng, bằng mắt thường cũng có thể thấy đa số các gara sửa chữa ô tô tư nhân hiện nay không thể đáp ứng đủ những tiêu chuẩn như trên.
Người sử dụng ô tô riêng tăng mạnh theo từng năm, đây chính là nguồn nuôi sống dồi dào cho các gara sửa chữa ô tô. Và hệ quả là sự bùng nổ của gara ô tô mọc lên như nấm sau mưa. Ấy vậy mà sống giữa sự cạnh tranh gay gắt như vậy họ vẫn tồn tại và sống khoẻ. Tại Hà Nội, các phố được mệnh danh là phố gara ôtô như: Trần Nhật Duật, Yên Phụ, Nguyễn Khoái, Trần Khát Chân, Lê Văn Lương… các gara lớn nhỏ san sát nhau. Mặc dù ôtô là loại phương tiện liên quan đến độ chính xác, tính an toàn và yếu tố kỹ thuật rất cao, nhưng khi mang xe tới tại các gara này, bạn có thể sửa bất kỳ bộ phận nào của xe như: động cơ, gầm, điện đến vỏ… , và chỉ có những thợ “vườn” đảm trách công việc sửa chữa từ A – Z.
Kiểm tra xe
Lê Nam cho biết: “Từ năm 2012 - 2015 em làm thợ sửa chữa cho một gara trên phố Trần Nhật Duật, cùng làm với em còn có 3 thợ nữa đều trưởng thành từ những thợ học việc. Đa số thợ học việc đều từ tỉnh lẻ lên kiếm sống, thời gian đầu em làm chân sai vặt cho những thợ cũ, trong quá trình này sẽ được các thợ có kinh nghiệm hơn dạy theo kiểu truyền miệng.
Ở lâu lên lão làng, những kinh nghiệm sửa chữa học được không nhiều bằng các “chiêu” móc túi khách hàng, cách ăn chia và mánh khóe trong kiếm tiền từ sửa ôtô, cách “bắt bệnh” xe theo kiểu “bác sỹ hoa súng” phóng đại các hỏng hóc của xe… Và chỉ mất nửa năm, những thợ học việc sẽ trở thành thợ chính, đảm trách chuyên về một mảng như: sơn, làm đồng, điện, máy…”
Cũng theo Nam, là người trong nghề đi lên từ chân giúp việc nên anh cũng hiểu tường tận mọi việc lớn nhỏ, mọi mánh khóe của các gara sửa chữa ô tô. “Phương châm” của họ chính là thay mới hơn sửa chữa, nghĩa là kể cả những hỏng hóc nhẹ vẫn có thể sửa chữa được họ cũng đều phóng đại “bệnh” hay “nghiêm trọng hoá” vấn đề để khách hàng phải thay mới phụ tùng, khi khách đồng ý sẽ bị “làm giá” phụ tùng và chịu thêm tiền công sửa chữa.
Phương tiện tăng, đồng nghĩa với việc gara tăng thêm lượng khách hàng mang xe tới sửa chữa. Lúc này thời gian từ một thợ học việc lên thợ chính càng được rút ngắn để đáp ứng với nhu cầu thiếu thợ của các gara. Mặt bằng lương thợ chính mà các gara ô tô thường trả cho họ dao động từ 4 – 7 triệu đồng/tháng (tuỳ thâm niên và kinh nghiệm). Nhưng cũng từ đây, thợ chính không chỉ trông vào lương mà thu nhập của họ còn có thêm những khoản “lậu” từ các phi vụ “kênh” giá phụ tùng và các “chiêu” bắt bệnh xe, móc túi khách hàng.
Trong vòng xoáy của đồng tiền, những người thợ tâm huyết với nghề ngày càng hiếm hoi. Không biết từ bao giờ mà trong suy nghĩ của thợ sửa ô tô khách hàng là một cái “mỏ” dễ đào và cần tận dụng triệt để. Trong khi quan niệm của người đi xế hộp lại nghĩ cứ cái gì liên quan đến ô tô đều phải nhiều tiền mới là đồ xịn, đồ tốt. Chính vì thế các gara bắt được thóp khách hàng tha hồ “chém” đẹp. Chẳng hạn, giá một chiếc lọc gió, lọc dầu của dòng xe Daewoo, Toyota, Kia… xuất xứ Trung Quốc được các gara nhập vào chỉ vài chục nghìn đồng, nhưng khi viết hóa đơn cho khách sẽ là vài trăm nghìn đồng.
Đa số khi thay phụ tùng, khách hàng đều phải chịu cái giá “cắt cổ”, mỗi nơi một giá bởi chủ gara nhìn mặt khách để tính tiền, nều là người am hiểu chút ít về kỹ thuật thì “chém” nhẹ tay, còn khách hàng mù mờ sẽ “chém” không thương tiếc… Nam trải lòng: Đa số thợ sửa chữa ô tô hiện nay đều đi làm kiếm sống, chạy theo đồng tiền vì miếng cơm manh áo nên rất khó kiếm những thợ có tâm huyết với nghề, họ sẵn sàng bỏ qua yếu tố an toàn của xe, của khách hàng. Còn các chủ gara không phải ai cũng tâm huyết, giữ chữ tín với khách, vì lợi nhuận kinh doanh, rút ngắn thời gian hoàn vốn đầu tư, tiền sinh lời… nên vì thế mà cái nghề vốn dĩ không mấy thiện cảm này càng trở thành nên tai tiếng trong mắt khách hàng.
Thông tư 43/2011/TT-BGTVT về nhà xưởng, nhân lực, thợ, trang bị cơ sở vật chất của gara sửa chữa ô tô quy định: Người điều hành cơ sở bảo hành, bảo dưỡng tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cơ khí ôtô hoặc tương đương, có ít nhất là 5 năm kinh nghiệm; hoặc phải là thợ cơ khí ô tô bậc 5/7 trở lên; thợ sửa chữa làm việc tại các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng phải qua đào tạo và có chứng chỉ đào tạo nghề tương ứng; người sử dụng thiết bị phải được huấn luyện sử dụng thiết bị; phải có ít nhất 1 thợ cơ khí ô tô từ bậc 5/7 trở lên hoặc tương đương; các công việc kiểm tra, lắp ráp, điều chỉnh phải do thợ cơ khí ô tô có trình độ tối thiểu từ 3/7 trở lên hoặc tương đương thực hiện; các công nhân làm nhiệm vụ thử xe phải có giấy phép lái xe phù hợp… Nhưng, bằng mắt thường cũng có thể thấy đa số các gara sửa chữa ô tô tư nhân hiện nay không thể đáp ứng đủ những tiêu chuẩn như trên.
Tác giả bài viết: Anh Vũ