Năm nay, có khoảng 880.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT Quốc gia (giảm 12% so với năm 2015). Số thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp là 32% (chiếm 1/3 số thí sinh đăng ký thi). Điều này cũng có nghĩa là 32% thí sinh không đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Trước tỷ lệ học sinh không chọn học lên ĐH, CĐ như trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục cho rằng, đã đến lúc (nếu không nói là quá muộn) phải cơ cấu lại hệ thống giáo dục quốc dân và cần có sự phân luồng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ khi vẫn đang học phổ thông.
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho rằng, năm nay có 32% học sinh không đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ đã cho thấy, các em đã có nhận thức về việc học phải gắn với tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Hiện nay, thống kê về tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH, CĐ, đặc biệt là số lượng cử nhân, thạc sĩ ra trường nhiều năm thất nghiệp đã tác động lớn đến tư duy chọn học lên bậc cao hơn hay tìm hướng đi khác của các em. Đây là sự thay đổi nhận thức rất quan trọng khi mà từ trước đến nay, hầu như tất cả học sinh tốt nghiệp THPT đều lựa chọn học tiếp lên ĐH, CĐ hơn là chuyển sang học các trường nghề.
Trước tỷ lệ học sinh không chọn học lên ĐH, CĐ như trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục cho rằng, đã đến lúc (nếu không nói là quá muộn) phải cơ cấu lại hệ thống giáo dục quốc dân và cần có sự phân luồng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ khi vẫn đang học phổ thông.
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho rằng, năm nay có 32% học sinh không đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ đã cho thấy, các em đã có nhận thức về việc học phải gắn với tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Hiện nay, thống kê về tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH, CĐ, đặc biệt là số lượng cử nhân, thạc sĩ ra trường nhiều năm thất nghiệp đã tác động lớn đến tư duy chọn học lên bậc cao hơn hay tìm hướng đi khác của các em. Đây là sự thay đổi nhận thức rất quan trọng khi mà từ trước đến nay, hầu như tất cả học sinh tốt nghiệp THPT đều lựa chọn học tiếp lên ĐH, CĐ hơn là chuyển sang học các trường nghề.
Trước thực tế học sinh đang có xu hướng đăng ký thi THPT Quốc gia chỉ để tốt nghiệp, không dự thi ĐH, CĐ, ông Đỗ Văn Dũng cho rằng, đã đến lúc Bộ GD-ĐT cần cơ cấu lại hệ thống giáo dục các trường ĐH, CĐ. Theo đó, những trường nào đào tạo yếu kém, sinh viên tốt nghiệp không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng thì Bộ GD-ĐT nên cho dừng tuyển sinh hoặc cho sáp nhập, cơ cấu lại.
Hiện nay, các trường đào tạo ngành nghề sư phạm và khoa học xã hội đang đào tạo nhiều nhưng sinh viên tốt nghiệp lại rất khó xin được việc làm. Thực trạng này đã gây lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước và tiền bạc của các gia đình khi phải cho con học mấy năm ĐH.
Trong khi đó, những ngành nghề về kỹ thuật, có tính ứng dụng cao thì lại thiếu lao động.
Để khắc phục bất cập trên, ông Đỗ Văn Dũng cho rằng, song song với việc sắp xếp lại việc đào tạo của các trường ĐH, CĐ thì cũng nên cơ cấu lại hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó, Bộ GD-ĐT nên phân luồng nghề nghiệp cho học sinh từ cấp THCS theo hướng, sau khi học hết lớp 9, các em có thể chọn lựa vào các trường nghề, thay vì tiếp tục học lên THPT rồi lại đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ nhưng sau vài năm học, tốt nghiệp ra trường lại rơi vào tình trạng thất nghiệp như hàng chục nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp hiện nay.
Muốn thực hiện được việc phân luồng nghề nghiệp có hiệu quả, hệ thống các trường dạy nghề cũng nên được quy hoạch một cách bài bản hơn theo hướng mỗi địa phương nên sắp xếp lại các trường cao đẳng, trung cấp nghề vào làm một trường cộng đồng. Trường này có chức năng vừa đào tạo ngắn hạn, dạy nghề vừa đào tạo lên bậc học cao hơn. Học sinh có thể học nghề hoặc học lên bậc học cao hơn ở đó, chứ không phải di chuyển xa, lên các thành phố lớn học tập.
Đầu tư trường nghề tốt sẽ có nhiều học sinh chọn học nghề
Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, hệ thống các trường dạy nghề nên nằm trong hệ thống giáo dục chung. Chúng ta không nên phân chia các trường cao đẳng nghề riêng biệt với cao đẳng chuyên nghiệp.
Ngoài ra, các trường dạy nghề phải được đầu tư bài bản hơn về trang thiết bị, các phòng thí nghiệm và thực hành. Các thầy cô giáo dạy nghề cũng cần có trình độ, kỹ năng làm việc thực tế hiệu quả thì mới có thể đào tạo học viên giỏi được. Đó là quan điểm của PGS.TS Nguyễn Hữu Công, Phó Giám đốc ĐH Thái Nguyên.
Khi các trường nghề được đầu tư tốt về cơ sở vật chất, có giáo viên giỏi và học sinh được thực hành nhiều hơn trong quá trình học tập cũng như có môi trường làm việc ổn định sau khi ra trường thì chắc chắn sẽ có nhiều em tốt nghiệp THCS hay THPT sẽ chuyển sang học nghề để xác định nghề nghiệp tương lai chứ không nhất thiết là vào ĐH, CĐ.
Hiện nay, những trường nghề phần lớn đang trực thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ quản nhưng nếu để như vậy thì rất khó quản lý về chỉ tiêu tuyển sinh, xác định nghề nghiệp cho học viên.
Nhằm thúc đẩy quá trình phân luồng về nghề nghiệp hiệu quả, PGS.TS Nguyễn Hữu Công nêu quan điểm nên quy hoạch các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề về Bộ GD-ĐT để có sự đánh giá chung về chất lượng hoạt động.
Ngoài ra, quá trình phân luồng nghề nghiệp từ cơ cấu lại hệ thống giáo dục quốc dân là sự thay đổi lớn đối với xã hội nên chỉ riêng Bộ GD-ĐT không thể thực hiện được mà cần rất nhiều Bộ, ngành khác. Đặc biệt, chúng ta phải có sự mạnh dạn trong cải cách hành chính, thay đổi về thể chế quản lý./.
Tác giả bài viết: Bích Lan