Nếu ra đường hỏi bất kỳ ai đang điều khiển phương tiện giao thông về cách bật đèn xe thì tôi tin rằng mọi người đều làm được. Tuy vậy, sử dụng đèn thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.
Luật Giao thông đường bộ có điều khoản cấm sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha) khi đi trong khu đô thị, tại Khoản 12, Điều 8, Luật Giao thông đường bộ quy định nghiêm cấm hành vi “Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này”.
Theo đó, với lỗi "Sử dụng đèn chiếu sáng xa trong khu đô thị, khu đông dân cư", theo điểm e, khoản 2, điều 6, nghị định 171/2013/NĐ-CP, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt ở mức từ 80.000 - 100.000 đồng. Trong khi đó, theo điểm b, khoản 3, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP, người lái ô tô sẽ bị phạt ở mức từ 600.000 - 800.000 đồng.
Luật đã quy định cấm nhưng hình như có một số lái xe cố tình quên thì phải, chạy trong phố nhưng nhiều người cứ hất đèn pha vào mặt người đi đường như muốn chứng tỏ “đẳng cấp” chiếc xe đang chạy.
Rất nhiều người đi xe máy quanh năm, suốt tháng họ chỉ sử dụng một loại đèn, cứ bấm và gạt công tắc, thấy chế độ nào đèn sáng nhất là sử dụng luôn.
Xe máy đã vậy, ôtô lại còn kinh khủng hơn, nhiều lúc đi ngược chiều bị lóa mắt, không còn nhìn thấy đường nữa. Trên thực tế có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người điều khiển phương tiện bị lóa mắt do nạn chiếu đèn pha vô tội vạ này. Nếu ai thường xuyên phải lái xe buổi đêm thì chắc chắn đã nhiều lần phải bức xúc về cách dùng đèn của tài xế Việt.
Có người khi được nhắc nhở bằng cách nháy đèn thì chuyển sang chế độ chiếu gần, tuy nhiên có những người ý thức kém, không những họ không chuyển đèn mà còn cậy xe lớn chạy lấn làn, ép xe ngược chiều như một hành động dọa dẫm, bắt nạt xe nhỏ hơn. Tài xế cần phải ý thức được rằng, sử dụng đèn pha không đúng cách không những gây nguy hiểm cho các xe khác mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho chính bản thân mình. Mặt khác, sử dụng đèn, lái xe đúng luật cũng là cách thể hiện nét đẹp văn hóa.
Tôi xin được thay lời kết của bài viết bằng mấy câu thơ sau, chúc tất cả các bạn luôn vui khỏe và lái xe an toàn:
Trăm năm, trong cõi người ta
Cái đèn là để chiếu xa, chiếu gần
Chiếu xa, cao tốc rất cần
Trong khu đô thị, chiếu gần mới hay
Gặp xe đối diện chuyển ngay
Đèn pha cụp xuống, tỏ bày tình thân
Nháy pha dùng đúng lúc cần
Nhường đường khi thấy đôi lần xi - nhan
Xe qua đồi núi ngút ngàn
Hay trong thành phố chứa chan tình người
Trên môi luôn nở nụ cười
Lái xe “văn hóa” sáng tươi cuộc đời!
Luật Giao thông đường bộ có điều khoản cấm sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha) khi đi trong khu đô thị, tại Khoản 12, Điều 8, Luật Giao thông đường bộ quy định nghiêm cấm hành vi “Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này”.
Theo đó, với lỗi "Sử dụng đèn chiếu sáng xa trong khu đô thị, khu đông dân cư", theo điểm e, khoản 2, điều 6, nghị định 171/2013/NĐ-CP, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt ở mức từ 80.000 - 100.000 đồng. Trong khi đó, theo điểm b, khoản 3, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP, người lái ô tô sẽ bị phạt ở mức từ 600.000 - 800.000 đồng.
Luật đã quy định cấm nhưng hình như có một số lái xe cố tình quên thì phải, chạy trong phố nhưng nhiều người cứ hất đèn pha vào mặt người đi đường như muốn chứng tỏ “đẳng cấp” chiếc xe đang chạy.
Rất nhiều người đi xe máy quanh năm, suốt tháng họ chỉ sử dụng một loại đèn, cứ bấm và gạt công tắc, thấy chế độ nào đèn sáng nhất là sử dụng luôn.
Xe máy đã vậy, ôtô lại còn kinh khủng hơn, nhiều lúc đi ngược chiều bị lóa mắt, không còn nhìn thấy đường nữa. Trên thực tế có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người điều khiển phương tiện bị lóa mắt do nạn chiếu đèn pha vô tội vạ này. Nếu ai thường xuyên phải lái xe buổi đêm thì chắc chắn đã nhiều lần phải bức xúc về cách dùng đèn của tài xế Việt.
Có người khi được nhắc nhở bằng cách nháy đèn thì chuyển sang chế độ chiếu gần, tuy nhiên có những người ý thức kém, không những họ không chuyển đèn mà còn cậy xe lớn chạy lấn làn, ép xe ngược chiều như một hành động dọa dẫm, bắt nạt xe nhỏ hơn. Tài xế cần phải ý thức được rằng, sử dụng đèn pha không đúng cách không những gây nguy hiểm cho các xe khác mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho chính bản thân mình. Mặt khác, sử dụng đèn, lái xe đúng luật cũng là cách thể hiện nét đẹp văn hóa.
Tôi xin được thay lời kết của bài viết bằng mấy câu thơ sau, chúc tất cả các bạn luôn vui khỏe và lái xe an toàn:
Trăm năm, trong cõi người ta
Cái đèn là để chiếu xa, chiếu gần
Chiếu xa, cao tốc rất cần
Trong khu đô thị, chiếu gần mới hay
Gặp xe đối diện chuyển ngay
Đèn pha cụp xuống, tỏ bày tình thân
Nháy pha dùng đúng lúc cần
Nhường đường khi thấy đôi lần xi - nhan
Xe qua đồi núi ngút ngàn
Hay trong thành phố chứa chan tình người
Trên môi luôn nở nụ cười
Lái xe “văn hóa” sáng tươi cuộc đời!
Tác giả bài viết: Độc giả Duy Tuấn - Lương Dũng biên tập