Khô môi
Đối với các loại son có chứa thành phần là tinh thể sáp đặc biệt, ngoài khả năng giữ màu và ngăn môi bị mất nước thì đồng thời chúng còn làm cho đôi môi của bạn ngày càng khô ráp hơn. Ban đầu, bạn không thấy có cảm giác gì nhưng khi sử dụng lâu dài, lớp da quanh môi sẽ bị bong tróc và nứt nẻ.
Đối với các loại son có chứa thành phần là tinh thể sáp đặc biệt, ngoài khả năng giữ màu và ngăn môi bị mất nước thì đồng thời chúng còn làm cho đôi môi của bạn ngày càng khô ráp hơn. Ban đầu, bạn không thấy có cảm giác gì nhưng khi sử dụng lâu dài, lớp da quanh môi sẽ bị bong tróc và nứt nẻ.
Các thành phần hóa học có trong son môi ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe chị em
Thâm môi
Son môi có các gam màu đậm, dạng thỏi thường không có dưỡng chất để tăng độ ẩm và nuôi dưỡng da. Chính vì thế, khi sử dụng mà không cẩn thận chăm sóc thì đôi môi của bạn sẽ nhanh chóng bị thâm đen và bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn quanh da.
Sâu răng
Khi lựa chọn một số loại son có thành phần là dầu cứng, bạn nên lưu ý đến những tác hại của chúng đối với hàm răng của mình. Bởi vì nếu có nhiều lượng dầu cứng tiếp xúc với răng, chúng sẽ phá hoại men răng và cuối cùng là dẫn đến sâu răng nghiêm trọng.
Ảnh hưởng tới hệ thần kinh
Trong son môi có chứa chì, kim loại này có thể dễ dàng xâm nhập vào máu, môi và miệng của người dùng. Chì tích tụ ở xương có thể cản trở chuyển hóa canxi, gây nguy hiểm đến cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên.
Kim loại này rất nguy hiểm cho phụ nữ có thai. Chúng gây rối loạn phát triển thai nhi và sự phát triển của trẻ sơ sinh thông qua sữa mẹ. Thậm chí, chì còn tác động đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ em.
Vô sinh
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hóa chất triclosan, parabens trong son môi có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp và sinh sản của cơ thể. Nó làm tăng nồng độ kích thích tố nam androgen trong cơ thể phụ nữ, gây mụn trứng cá, tăng cân, rối loạn tăng trưởng lông - tóc, kinh nguyệt và có thể dẫn đến vô sinh.
Nguy cơ ung thư vú
Chất parabens trong son môi có thể tác động tới nội tiết tố nữ estrogen và gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Mỹ phẩm này còn chứa nhiều kim loại nặng như cadmium, crom. Những chất hóa học này có thể dẫn đến ung thư vú.
Bệnh tim mạch
Triclosan là hóa chất bảo quản phổ biến trong son môi và nhiều loại mỹ phẩm. Chất này có thể gây cản trở sự hoạt động của ion canxi dẫn truyền tín hiệu từ não đến các mô cơ, ảnh hưởng đến hoạt động của tim, làm giảm sức mạnh cơ bắp.
Bạn có thể thoa son bằng cách thoa trực tiếp son vào môi, dùng đầu ngón tay, nhưng cách tốt nhất là bạn nên dùng chổi, cọ để tô son vì cọ, chổi có thể giúp bạn thoa son vào hết toàn bộ những góc, khóe môi.
Dưới đây là một vài lưu ý cho chị em khi sử dụng son môi:
Hãy bỏ qua những loại son môi mà thành phần có chứa mineral oil (liquit paraffin, white oil, liquit petroleum)
Nên chọn son có chứa shea butter hoặc jojoba vì những thành phần này có chức năng thay thế dầu mỏ, tác dụng lại rất tốt. Đừng quên chọn son có thành phần chống nắng SPF.
Cách tô son chuẩn là bắt đầu từ giữa môi, sau đó tán đều tay sang hai bên khóe môi. Tô son theo cách này môi bạn sẽ mềm mại và tự tin hơn rất nhiều.
Nếu muốn đôi môi có vẻ đẹp tự nhiên, bạn đừng nên thoa son lên cả hai môi, mà chỉ nên thoa son lên môi dưới. Sau đó mím chặt môi lại để son bám vào môi trên rồi dùng cọ hoặc ngón tay sửa lại những chỗ chưa đều màu.
Trong son môi thường có chứa chì, là một trong những nguyên nhân làm môi bạn bị thâm. Tuy nhiên, cách dùng nhẫn vàng để thử lượng chì có trong son xem ra không hiệu quả vì nhiều loại son hồng nhạt vẫn có hàm lượng chì cao hơn cả son đỏ thẫm. Cách an toàn là trước khi tô son, bạn hãy bôi một lớp son dưỡng.
Tác giả bài viết: Đ.C (TH)