Pháp luật

Phá rừng pơ mu, đồn phó Biên phòng và 20 người hầu tòa

Sáng 5/6, Tòa án quân sự khu vực 1, Quân khu V đã mở phiên tòa xét xử vụ án “Vi phạm về khai thác bảo vệ rừng” chặt phá gỗ Pơmu xảy ra tại khu vực biên giới huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam .

Bị cáo Lê Xuân Chính, nguyên đồn phó Đồn Biên phòng kiêm Trạm trưởng Kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Nam Giang (Quảng Nam) và 20 người liên quan trong đường dây phá rừng pơ mu.

Theo cáo trạng, giữa Lê Xuân Chính (nguyên Đồn phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang kiêm Trạm trưởng Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩuu Nam Giang) có quan hệ thân thiết với Tiêu Hồng Tư (GĐ Công ty CP Minh Hà tại Đà Nẵng, thường xuyên nhập khẩu gỗ quan cửa khẩu Nam Giang). Chính biết Tư đang cần người tìm gỗ để khai thác và biết Nguyễn Văn Quang (SN 1982, trú xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) có khả năng tìm gỗ ở trong rừng, nên cuối tháng 3/2016, Chính chở Quang tới xưởng gỗ của Tư để bàn bạc về chuyện khai thác gỗ.

Bị cáo Chính tại phiên tòa. Ảnh: Thanh Trần.

Sau khi tìm thấy vị trí có gỗ Pơ mu ở khu vực khoảnh 5 và khoảnh 8 tiểu khu 351 rừng phòng hộ thuộc xã La Dêê (huyện Nam Giang, Quảng Nam) thì Chính, Quang thỏa thuận thống nhất với nhau về giá tiền công khai thác vận chuyển.

Khi nhận được quy cách xẻ gỗ và tiền, bị can Quang thuê các bị can từ Quảng Bình vào tiến hành khai thác gỗ pơ mu là loại gỗ thuộc nhóm IIA (thực vật rừng quý hiếm, nguy cấp) trên lãnh thổ Việt

Quá trình khai thác vận chuyển, Chính, Quang thường xuyên đốc thúc các bị can khác trong việc khai thác, vận chuyển gỗ, hướng dẫn thời gian hoạt động, cung cấp lương thực, thực phẩm, xăng dầu và đề xuất với Tiêu Hồng Tư trong việc ứng chuyển tiền.

Sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện, Chính đã thông báo cho Quang yêu cầu các bị can rút về quê và thúc giục các bị can bỏ trốn sang Lào nhưng Quang trốn một thời gian thì bị bắt tại TP. HCM

Hậu quả rừng phòng hộ sông Bung ở Tiểu khu 351 xã La Dêê, huyện Nam Giang bị các bị can chặt hạ, cưa xẻ 37 cây gỗ pơ mu là gỗ thuộc nhóm IIA thuộc nhóm thực vật rừng quý hiếm. Tổng giá trị thiệt hại được xác định là hơn 3,2 tỷ đồng.

Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài trong 3 ngày từ 5 – 7/6.

Vật chứng vụ phá rừng. Ảnh: Thanh Trần.

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 19/1, HĐXX đã tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung, do có tình tiết mới về sự khác nhau đối với số lượng gỗ pơ mu bị chặt giữa cơ quan Kiểm kaam tỉnh Quảng Nam và BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cung cấp.

Tác giả: THANH TRẦN

Nguồn tin: Báo Tiền phong

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP