Chạy đua trước 2018
Công ty cổ phần ô tô Trường Hải từ cuối 2015 đã lên kế hoạch triển khai Dự án sản xuất, lắp ráp 100.000 xe Mazda/năm, tại Khu công nghiệp Chu Lai (Quảng Nam), với sự hợp tác của Mazda Nhật Bản. Trong đó, giai đoạn 1 là 50.000 xe, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm trước năm 2018.
Công ty cổ phần ô tô Trường Hải từ cuối 2015 đã lên kế hoạch triển khai Dự án sản xuất, lắp ráp 100.000 xe Mazda/năm, tại Khu công nghiệp Chu Lai (Quảng Nam), với sự hợp tác của Mazda Nhật Bản. Trong đó, giai đoạn 1 là 50.000 xe, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm trước năm 2018.
Thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực Asean về Việt Nam sẽ giảm xuống 0% vào đầu năm 2018.
Hyundai Thành Công mới đây cũng cho biết, DN này đã quyết định đầu tư 1 nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô mới tại Gia Viễn (Ninh Bình), công suất 120.000 xe/năm, với sự hợp tác của Hyundai Hàn Quốc. Dự án này dự kiến sẽ hoàn thành vào trước năm 2018. Nhà máy mới sẽ được đầu tư hệ thống máy dập, để dập chi tiết thân vỏ xe cùng với việc phát triển các nhà sản xuất linh kiện hy vọng tới năm 2018 sẽ đảm bảo 90% ô tô Hyundai tiêu thụ tại Việt Nam, được sản xuất, lắp ráp tại đây.
Ngoài 2 dự án quy mô lớn của DN 100% vốn trong nước, thì 1 số DN FDI cũng có kế hoạch trụ lại Việt Nam, với việc đầu tư sản xuất lắp ráp những mẫu xe có lợi thế, có nguồn cung cấp linh kiện tại chỗ, như Toyota Việt Nam hay Ford Việt Nam. Đây là 2 DN có doanh số bán ô tô ngày càng tăng và có những mẫu xe cỡ nhỏ ăn khách.
Các dự án đầu tư ô tô quy mô lớn sẽ nhận được ưu đãi từ Chính phủ. Năm 2015, Chính phủ đã ban hành Quyết định 229/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và Quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, trong đó có ưu đãi dành cho những dự án quy mô lớn.
Theo đó, Chính phủ sẽ quyết định mức ưu đãi cụ thể cho các dự án đầu tư sản xuất các dòng xe ưu tiên có quy mô công suất trên 50.000 xe/năm và dự án sản xuất các bộ phận động cơ, hộp số, cụm truyền động. Ngoài ra còn nhiều ưu đãi khác như được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu, hưởng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, được hỗ trợ kinh phí cho đào tạo nhân lực, thuê chuyên gia tư vấn kỹ thuật, hay tham gia chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Theo các DN, cho dù tới 2018, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc được cho là thuận lợi hơn so với nhập linh kiện về lắp ráp, thì cũng chỉ bất lợi với DN phải nhập cả những linh kiện cồng kềnh. Nếu những chi tiết này được sản xuất tại chỗ thì vẫn có lợi thế.
Vì vậy các dự án ô tô sẽ đi theo hướng nội địa hóa các chi tiết cồng kềnh, tốn kém chi phí vận chuyển, sử dụng nhiều nhân công như thân vỏ xe, ghế ngồi, các chi tiết nhựa... Với việc chế tạo được toàn bộ thân vỏ xe từ thép tấm, cộng 1 số linh kiện đơn giản như nhựa, ghế ngồi ,ắc quy, săm lốp... trong nước thì tỷ lệ nội địa hóa đã đạt trên 40%, đủ tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu sang khu vực, được hưởng ưu đãi thế quan 0%.
Giá xe sẽ rẻ?
Mặc dù sản xuất trong nước sẽ gặp khó khăn với xe nhập khẩu, nhưng các DN cho biết sẽ phấn đấu giảm giá bán để cạnh tranh giành thị phần.
Ngoài những ưu đãi của Chính phủ, các DN khẳng định sẽ cơ cấu lại và nâng cao quản trị DN để tiết giảm chi phí qua đó giảm giá thành sản phẩm. Trường Hải cho biết đang cơ cấu lại sản xuất, nhờ vậy mà chi phí được cắt giảm và giá xe đã giảm khoảng 2% so với trước. Công việc này sẽ liên tục tiến hành và thời gian tới chắc chắn sẽ giảm giá xe để cạnh tranh với xe nhập khẩu.
Các DN ô tô cho biết sẽ phấn đấu giảm giá bán để cạnh tranh giành thị phần.
Hyundai Thành Công cho biết chắc chắn phải giữ giá bán xe hợp lý mới có thể cạnh tranh với xe nhập khẩu. Mẫu xe mới Elantra vừa ra mắt được lắp ráp tại Việt Nam có khá nhiều tính năng hiện đại, trong khi giá bán rất cạnh tranh. Sắp tới mẫu i 10 cũng sẽ được lắp ráp tại Việt Nam và giá bán sẽ rẻ hơn nhập khẩu chiếc từ Ấn Độ nhiều.
Trên thị trường vừa qua có thông tin 1 DN ô tô đã mạnh tay phá giá, giảm giá bán nhiều mẫu xe sedan, có dung tích xi lanh từ 1.5L đến 2.5L, lắp ráp trong nước, khiến cho các DN khác buộc phải hạ giá để cạnh tranh, giữ thị phần. Thực tế, đó là hạ giá để cạnh tranh với xe nhập khẩu có nguy cơ sắp tràn về. Chỉ cần 1 DN hạ giá xe thì sẽ có các DN khác cũng phải hạ giá theo để giữ thị phần, điều này rất có lợi cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, các DN cũng cho biết, cần bảo vệ thị trường ô tô trong nước. Nếu để xe nhập khẩu tự do tràn vào thị trường sẽ thuộc về nước ngoài, vì vậy cần có các hàng rào phi thuế quan để bảo vệ. Các nước khác trong khu vực cũng làm như vậy, có thế công nghiệp ô tô trong nước mới phát triển.
Tác giả bài viết: Trần Thủy