Số hóa

Những robot cảnh sát thiện chiến nhất thế giới

Có nhiều công việc nguy hiểm mà con người không thể tiếp cận được. Khi đó, họ sẽ cần tới sự trợ giúp của những robot đặc biệt này.

Robot giúp cảnh sát hạ gục nghi phạm.


Robot không hiếm trong thế giới hiện đại. Việc ứng dụng người máy vào sản xuất và phục vụ ngày càng nhiều, trong đó bao gồm cả các công việc hỗ trợ an ninh.

Robot rò mìn

Khi Đại hội Đảng Cộng hòa Mỹ đang diễn ra, sở cảnh sát Cleveland phải nhờ tới sự trợ giúp của robot "Griffin" để bảo đảm công tác an ninh. Với chiều cao chỉ 30cm và dùng tới 6 bánh xe, Griffin có thể di chuyển tới cất cứ nơi nào mà cảnh sát không thể tiếp cận được, chẳng hạn dưới gầm xe hơi hoặc thùng rác để tìm kiếm chất nổ.

Robot Griffin song hành với các cảnh sát.


Robot được trang bị camera và đèn cho phép cảnh sát có thể kiểm soát tình huống từ khoảng cách an toàn. Không giống các loại robot quân sự chuyên phá bom cồng kềnh khác, kích thước nhỏ gọn của Griffin cho phép nó có thể triển khai nhanh chóng tới bất cứ đâu.

Drone kiểm soát bạo động

Năm ngoái, các sở cảnh sát tại Uttar Pradesh, Ấn Độ mua một loạt thiết bị bay (drone) có chức năng kiểm soát đám đông bằng hơi cay và bóng sơn. Drone này do công ty Desert Wolf, Nam Mỹ chế tạo có thể bay trên các đám đông và rải xuống khoảng 20 quả bóng sơn mỗi giây, đồng thời xịt hơi cay xuống dưới.

Drone xịt hơi cay và bắn bóng sơn.


Cảnh sát sẽ điều khiển drone từ mặt đất. Thiết bị bay này có cả loa ngoài để cảnh sát liên lạc với đám đông, và đèn chiếu sáng công suất lớn để giải tán người biểu tình. Tất nhiên, drone không thể thiếu camera giám sát, nhất là với Skunk. Thiết bị được gắn camera nhiệt, camera HD và tích hợp sẵn microphone.

Robot cai ngục

Các giám thị trại giam Pohang ở Hàn Quốc đã được tăng cường thêm "đồng nghiệp" robot Robo-Guard từ năm 2012. Với chiều cao khoảng 1,5m, robot được trang bị camera 3D, và phần mềm nhận diện hành vi tù nhân.

Khi có bất cứ hoạt động bất thường nào, chẳng hạn có đánh nhau, hoặc xuất hiện tù nhân trên hành lang ngoài giờ giới nghiêm, robot sẽ lập tức cảnh báo giám thị.

Robot cai ngục.

Các giám thị và tù nhân có thể liên lạc với nhau qua điện đàm của robot. Hàn Quốc đang phát triển mẫu robot tương tự để kiểm soát Olympics Mùa đông 2018 tại Pyeongchang.

Cỗ xe chết chóc

Có trọng lượng 11,7kg và chỉ cao khoảng 28cm, robot được trang bị khẩu Glock 9mm có khả năng ngắm bắn vô cùng chính xác với tốc độ 5 viên đạn/2 giây. Robot "Dogo" do công ty General Robotics Ltd, Israel thiết kế với sự trợ giúp của Đơn vị Chống khủng bố Cảnh sát Israel.

Dogo có thể giúp cảnh sát hạ gục mục tiêu tình nghi.


Loại robot bánh xe này có thể di chuyển êm ái vào các căn hộ, tòa nhà, leo cầu thang, hay thậm chí vượt cả chướng ngại vật. Với 8 camera, radio liên lạc 2 chiều, Dogo cho phép cảnh sát có thể đối thoại với kẻ tình nghi trước khi quyết định có hạ gục mục tiêu hay không. Robot cũng có thể trang bị bình xịt hơi cay và đèn chiếu sáng công suất cao để gây mù tạm thời.

Robot gỡ bom mìn

Bat Cat có kích thước khá lớn chuyên dùng để rà phá bom mìn.


Bat Cat (Mèo Rơi) là biệt danh của robot gỡ mìn mà Sở cảnh sát Los Angeles đang sở hữu. Bat Cat có thể vô hiệu hóa bom xe nhờ cánh tay dài tới 15m và di chuyển với tốc độ 9,6km/h. Ngoài chức năng rà phá bom mìn, robot còn được huy động cho các nhiệm vụ "đập phá" giải cứu nạn nhân mắc kẹt trong các tòa nhà.

Drone bắt drone

Khi drone trở nên thịnh hành, chính phủ nhiều nước trong đó có Nhật Bản bắt đầu lo ngại về việc kẻ xấu lợi dụng thiết bị bay này do thám các địa điểm nhạy cảm. Tuy nhiên, thay vì sử dụng phương pháp bắn hạ, cảnh sát Nhật đã sử dụng thiết bị bay chuyên dụng để tóm các drone vi phạm này.

"Lấy độc trị độc".


Drone cảnh sát được trang bị lưới 2x3m đủ rộng để vô hiệu hóa các drone cỡ nhỏ. Năm ngoái, thiết bị bay này đã được triển khai tại nhà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sau khi người biểu tình dùng một chiếc drone mang cát đậu trên nóc nhà của thủ tướng.

Phương pháp này có vẻ an toàn hơn cách làm của cảnh sát Hà Lan, vốn sử dụng đại bàng để tấn công drone.

"Người gìn giữ hòa bình" Olympic

Chỉ chưa tới một tháng nữa, Olympics sẽ diễn ra tại Brazil với hàng triệu người tập trung về đây. Cùng lúc, lực lượng cảnh sát Brazil đang vô cùng bận rộn với các phương án triển khai đảm bảo an ninh sự kiện. Họ đã viện tới sự trợ giúp của robot "510 PackBots", vốn được sử dụng trong thảm họa hạt nhân Fukushima, Nhật Bản.

Robot gỡ bom gọn nhẹ, hiệu quả.


Mỗi chiếc 510 PackBots được trang bị 4 camera, một cánh tay dài 1,8m có thể nhấc bổng vật nặng 30kg và còn được dùng để gỡ bom mìn. Robot có khả năng "tác chiến" khá linh hoạt, leo trèo cầu thang, di chuyển trong nước, hay thậm chí là bò với tốc độ 9km/h, nhanh hơn tốc độ đi bộ của người trưởng thành.

Robot cảnh sát giao thông

Robot cảnh sát giao thông khổng lồ.


Tại thủ đô Kinshasa của Congo, những robot cảnh sát giao thông khổng lồ đã được lắp đặt từ năm 2013. Robot này chạy bằng năng lượng mặt trời, thường đặt tại các giao lộ giúp điều khiển giao thông và ghi hình các trường hợp vi phạm.

Robot ném

Robot ném chiến thuật có thể mang lựa đạn hoặc thuốc nổ.


Cảnh sát Ba Lan đang sử dụng robot ném chiến thuật có thể quăng lên các tòa nhà mà không cần tới máy phóng. Robot được trang bị camera, microphone và nhiều phương thức giám sát khác. Loại robot này cực nhẹ, nhỏ gọn có thể gắn lựu đạn hoặc chất nổ nếu cần.

Robot kiểm soát biên giới

Vùng phi quân sự Hàn Quốc – Triều Tiên là một trong những khu vực nguy hiểm nhất thế giới. Ngoài các bãi mìn dày đặc, về phía Hàn Quốc còn triển khai cả robot tự động trang bị vũ khí có thể tuần tra và kiểm soát biên giới ngày đêm.

Sát thủ tuần tra biên giới "SRG-A1" do Samsung chế tạo.

Robot "SRG-A1" được trang bị súng máy 5,5mm và súng phóng lựu có thể phát hiện mục tiêu cách 3km nhờ cảm biến nhiệt và cảm biến chuyển động, cùng với camera nhạy sáng có thể theo dõi cả ban đêm. SRG-A1 là sản phẩm của hãng điện tử Samsung.

Robot cứu người di cư

Robot cứu người di cư trên biển.


Cùng với dòng người di cư ngày càng đông tới Hy Lạp, chính phủ nước này đã buộc phải triển khai các phương thức cứu trợ nhân đạo, trong đó có cả việc sử dụng robot cứu hộ.

Robot "Emily" có thể di chuyển trên mặt biển với tốc độ 32km/h và được buộc bằng sợi dây thừng dài tới 600m với tàu cứu hộ. Tác dụng của sợi dây thừng này là khi căng ra sẽ giúp người rơi xuống biển có thể bám vào đó để chờ lực lượng cứu hộ tới.

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP