Theo thống kê từ Ban Tổ chức V-League vài mùa gần đây, 2 sân thường đầy ắp khán giả là Cẩm Phả và Pleiku. Vậy mà trong trận đấu đầu mùa này, trung bình chưa có đến 7.000 người dự khán 2 sân này.
Còn nếu nhìn vào số khán giả ở một số sân khác, những nhà tổ chức V-League và nhà tài trợ hẳn phải rất ngán ngẩm. Trên sân Long An, dù đội nhà vừa vượt qua XSKT Cần Thơ ở trận khai mạc và có trận đại chiến vòng 2 gặp cựu vô địch B.Bình Dương nhưng thống kê chỉ có 2.500 khán giả đến cổ vũ thầy trò Ngô Quang Sang. Ở Quảng Nam, khán giả đến sân Tam Kỳ tại vòng 2 cũng chỉ có 2.500 người, còn ở sân Vinh (Nghệ An) là 4.000, Thống Nhất (TP HCM) là 3.000...
Vòng 1 thậm chí còn thê thảm hơn khi sân Cần Thơ có 1.500 khán giả, Hàng Đẫy 4.500, còn Bình Dương là 3.000. Ai cũng biết bộ phận thống kê của VPF thường căn cứ vào báo cáo từ ban tổ chức sân để công bố số lượng khán giả đến sân nên đôi khi việc làm tròn số cho đẹp là tất yếu. Thậm chí theo ghi nhận, sân Thống Nhất tổ chức trận CLB Sài Gòn gặp SHB Đà Nẵng chưa thu hút nổi 2.000 khán giả nhưng vẫn thống kê đến 3.000 người.
Câu hỏi đặt ra là tại sao chỉ cách đây 1-2 năm, nếu lượng khán giả trung bình các sân giai đoạn đầu mùa thường rơi vào khoảng 8.000-10.000 khán giả thì nay con số này chưa đến 5.000 người/sân? Theo một thành viên tổ chức giải, ảnh hưởng từ dư luận trên mạng xã hội đã góp phần không nhỏ khiến các khán đài dần trống vắng: “Làm sao và như thế nào để kéo được khán giả đến sân trong thời buổi mà người ta thích chê, phán xét hơn là động viên, khích lệ quả thực không hề đơn giản. Đầu mùa 2017 chứng kiến nhiều thông tin thú vị như Công Vinh trở thành quyền Chủ tịch CLB TP HCM, Công Phượng trở lại chơi bóng ở V-League, FLC Thanh Hóa có HLV từng vô địch Cúp C1 châu Âu hay CLB Sài Gòn có cựu tuyển thủ U23 Brazil... Thế nhưng, những thông tin thú vị này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên các diễn đàn bóng đá, thay vào đó, những thông tin tiêu cực về trọng tài, về những tồn đọng chưa được khắc phục lại lan truyền, chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Điều này khiến khán giả ngán đến sân”.
Khán đài C, D không một bóng khán giả ở sân Long An trong trận chủ nhà hòa B.Bình Dương 1-1 cuối tuần qua Ảnh: Quang Liêm
Ghi nhận ở nhiều sân bóng, có gần 30% số lượng khán giả đến sân cổ vũ là những bạn trẻ, thậm chí nhiều người còn ngồi giảng đường hoặc đang là học sinh. Điều đó được xem là một tín hiệu vui nhưng nhìn tổng thể, V-League vẫn đang loay hoay với việc làm cách nào để lấp đầy những khán đài. “Khi mà dư luận liên tục vùi dập những điều tươi mới mà nhiều cầu thủ trẻ mang lại, trên sân thì trọng tài liên tục sai sót sơ đẳng, bóng đá bạo lực vẫn còn đất diễn, ngay cả nhiều thành viên đội bóng cũng còn những phản ứng tiêu cực trên sân, thật khó lôi kéo khán giả trở lại” - chuyên gia Đoàn Minh Xương phân tích.
HLV Ljupko Betrovic của FLC Thanh Hóa mới đây chê bai các cầu thủ ở V-League chỉ biết phá bóng thay vì tập trung phối hợp và tìm cách ghi bàn. Hai năm trước, HLV trưởng tuyển Việt Nam bấy giờ là T.Miura cũng từng trả lời báo chí Nhật về việc các trận đấu ở V-League tốn quá nhiều thời gian vào “bóng chết”. Đây cũng có thể xem là một nguyên nhân khiến V-League ngày một kém Thai League của Thái Lan và đòi hỏi những người quản lý cần phải gấp rút có những giải pháp thay đổi.
Còn nếu nhìn vào số khán giả ở một số sân khác, những nhà tổ chức V-League và nhà tài trợ hẳn phải rất ngán ngẩm. Trên sân Long An, dù đội nhà vừa vượt qua XSKT Cần Thơ ở trận khai mạc và có trận đại chiến vòng 2 gặp cựu vô địch B.Bình Dương nhưng thống kê chỉ có 2.500 khán giả đến cổ vũ thầy trò Ngô Quang Sang. Ở Quảng Nam, khán giả đến sân Tam Kỳ tại vòng 2 cũng chỉ có 2.500 người, còn ở sân Vinh (Nghệ An) là 4.000, Thống Nhất (TP HCM) là 3.000...
Vòng 1 thậm chí còn thê thảm hơn khi sân Cần Thơ có 1.500 khán giả, Hàng Đẫy 4.500, còn Bình Dương là 3.000. Ai cũng biết bộ phận thống kê của VPF thường căn cứ vào báo cáo từ ban tổ chức sân để công bố số lượng khán giả đến sân nên đôi khi việc làm tròn số cho đẹp là tất yếu. Thậm chí theo ghi nhận, sân Thống Nhất tổ chức trận CLB Sài Gòn gặp SHB Đà Nẵng chưa thu hút nổi 2.000 khán giả nhưng vẫn thống kê đến 3.000 người.
Câu hỏi đặt ra là tại sao chỉ cách đây 1-2 năm, nếu lượng khán giả trung bình các sân giai đoạn đầu mùa thường rơi vào khoảng 8.000-10.000 khán giả thì nay con số này chưa đến 5.000 người/sân? Theo một thành viên tổ chức giải, ảnh hưởng từ dư luận trên mạng xã hội đã góp phần không nhỏ khiến các khán đài dần trống vắng: “Làm sao và như thế nào để kéo được khán giả đến sân trong thời buổi mà người ta thích chê, phán xét hơn là động viên, khích lệ quả thực không hề đơn giản. Đầu mùa 2017 chứng kiến nhiều thông tin thú vị như Công Vinh trở thành quyền Chủ tịch CLB TP HCM, Công Phượng trở lại chơi bóng ở V-League, FLC Thanh Hóa có HLV từng vô địch Cúp C1 châu Âu hay CLB Sài Gòn có cựu tuyển thủ U23 Brazil... Thế nhưng, những thông tin thú vị này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên các diễn đàn bóng đá, thay vào đó, những thông tin tiêu cực về trọng tài, về những tồn đọng chưa được khắc phục lại lan truyền, chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Điều này khiến khán giả ngán đến sân”.
Khán đài C, D không một bóng khán giả ở sân Long An trong trận chủ nhà hòa B.Bình Dương 1-1 cuối tuần qua Ảnh: Quang Liêm
Ghi nhận ở nhiều sân bóng, có gần 30% số lượng khán giả đến sân cổ vũ là những bạn trẻ, thậm chí nhiều người còn ngồi giảng đường hoặc đang là học sinh. Điều đó được xem là một tín hiệu vui nhưng nhìn tổng thể, V-League vẫn đang loay hoay với việc làm cách nào để lấp đầy những khán đài. “Khi mà dư luận liên tục vùi dập những điều tươi mới mà nhiều cầu thủ trẻ mang lại, trên sân thì trọng tài liên tục sai sót sơ đẳng, bóng đá bạo lực vẫn còn đất diễn, ngay cả nhiều thành viên đội bóng cũng còn những phản ứng tiêu cực trên sân, thật khó lôi kéo khán giả trở lại” - chuyên gia Đoàn Minh Xương phân tích.
HLV Ljupko Betrovic của FLC Thanh Hóa mới đây chê bai các cầu thủ ở V-League chỉ biết phá bóng thay vì tập trung phối hợp và tìm cách ghi bàn. Hai năm trước, HLV trưởng tuyển Việt Nam bấy giờ là T.Miura cũng từng trả lời báo chí Nhật về việc các trận đấu ở V-League tốn quá nhiều thời gian vào “bóng chết”. Đây cũng có thể xem là một nguyên nhân khiến V-League ngày một kém Thai League của Thái Lan và đòi hỏi những người quản lý cần phải gấp rút có những giải pháp thay đổi.
Treo giò Pape Omar 8 trận, cắt hết lương, thưởng Sáng 16-1, Ban Kỷ luật VFF thông báo treo giò Pape Omar (FLC Thanh Hóa) 8 trận, phạt 30 triệu đồng vì bị thẻ đỏ còn có phản ứng có phần thô tục với khán giả Nha Trang ở trận gặp Sanna Khánh Hòa BVN cuối tuần qua. Quyết định kỷ luật của VFF dành cho tiền đạo đội trưởng Pape Omar Faye được chính CLB FLC Thanh Hóa đồng tình khi CLB này quyết định sẽ cắt toàn bộ lương, thưởng của 8 trận đấu đó. |
Tác giả bài viết: Anh Dũng
Nguồn tin: