Nhà rông là kiến trúc độc đáo của dân tộc Ba Na hay Gia Rai ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam. Tới nay, các ngôi nhà này vẫn còn được người dân sử dụng. Trong ảnh là một nhà rông được trưng bày ở bảo tàng Dân tộc học tại Hà Nội. |
Nhà rông được dựng ở trung tâm của làng và là nơi sinh hoạt cộng đồng. Nhà có thể cao tới 30 m, nhưng thường ở khoảng 15-20 m. Nhà rông càng cao càng chứng tỏ làng giàu có, thịnh vượng. |
Nóc nhà được trang trí với các họa tiết đặc trưng của từng làng. |
Nhà dài của người Ê Đê được mở rộng khi thành viên nữ của gia đình kết hôn. Người nhà sẽ dựng thêm một đoạn riêng cho cặp đôi. Nhiều nhà dài tới hơn 100 m. Nhà có hai cầu thang dành riêng cho nam giới và nữ giới. |
Trong nhà dài, không gian được phân chia thành khu chung và các phòng ngủ riêng. Các phụ nữ thường ngồi dệt vải ở khu vực chung. Vải của người Ê Đê nổi tiếng với những họa tiết ấn tượng và màu nhuộm tự nhiên. |
Đa số người Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên. Đối với người Gia Rai, tang lễ là một sự kiện trọng đại với nhiều nghi lễ phức tạp và tốn kém. |
Trong ngôi mộ của những người giàu có, người chết được chôn cùng các vật dụng có giá trị với các tượng gỗ dựng quanh mộ. |
Sau khi giết trâu tế lễ để từ biệt người đã khuất, người dân sẽ để ngôi mộ nằm lại trong lòng thiên nhiên. |
Tác giả bài viết: Hoàng Linh