Ăn nhiều dưa hấu dễ gây loét trong miệng. Ảnh: danhy.
Theo Health Sina, lở miệng gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng ăn uống, nói chuyện. Loét miệng có thể phòng ngừa và điều trị bằng chế độ ăn uống. Sau đây là một số loại trái cây nên ăn và kiêng để tránh căn bệnh khó chịu này:
Dưa hấu
Dưa hấu rất giàu vitamin nhưng không nên ăn nhiều vì dễ bị nóng cơ thể làm tăng các triệu chứng loét miệng.
Táo
Táo giàu vitamin, rất tốt cho người bị lở loét miệng.
Lê
Lê giàu vitamin B, ăn thường xuyên rất có lợi cho cơ thể, giúp giảm vết loét miệng nên thích hợp để ăn khi mắc chứng bệnh do nhiệt.
Đào
Đào giàu vitamin B, có tác dụng chống lão hóa, tốt để ăn khi bị loét miệng nhưng không tốt cho người mắc bệnh dạ dày.
Người bị lở miệng cần chú ý vệ sinh răng miệng. Sau khi ăn, súc miệng bằng nước muối hoặc thuốc súc miệng để ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát do dư lượng thực phẩm. Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, mỗi ngày ngoài ăn cá, thịt và các món giàu đạm khác cần phải có rau tươi, trái cây, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt. Những thực phẩm này khi ăn vào sẽ kích thích vết loét gây đau xót nhưng sẽ đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
Để giảm kích thích viêm loét nên giảm ăn gia vị cay như ớt, giấm, gừng, hành tây, hoa hồi. Những thực phẩm này không chỉ gây đau rát mà còn làm vết loét loang rộng. Giảm ma sát vết loét bằng cách hạn chế thực phẩm chiên và thức ăn cứng thô, chẳng hạn như thịt heo chiên, gà chiên, các loại hạt.
Tác giả bài viết: Trần Ngoan