1. Gạo lứt
Gạo lứt rất giàu protein, chất xơ (gấp đôi gạo trắng), khoáng chất và các vitamin B1, B2, B3. Ngoài ra còn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, làm sạch mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu và trao đổi chất, giúp tiêu hóa và thanh lọc ruột.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn nhiều gạo lứt sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố, cân bằng lượng đường trong máu, ngăn ngừa axit uric tăng cao, ngăn ngừa táo bón.
2. Rau bina
Rau bina có khả năng thanh lọc độc tố trong dạ dày, ngăn ngừa táo bón, cải thiện làn da. Trong lá rau bina có chứa chất insulin, có tác dụng ổn định lượng đường trong máu.
Hàm lượng vitamin có trong rau bina rất phong phú, vì thế nó có thể ngăn ngừa một số bệnh như viêm môi góc cạnh, quáng gà hoặc bổ sung vitamin cho cơ thể.
Rau bina còn chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, tác dụng chống lão hóa, thúc dẩy sự tăng trưởng của tế bào, kích thích sự hoạt động của não bộ, tăng cường sinh lực, ngăn ngừa lão hóa não.
(Ảnh minh họa)
3. Mộc nhĩ
Mộc nhĩ có tác dụng bổ khí thông huyết, giúp sàng lọc sạch độc tố ở trong máu. Chất keo thực vật có chứa trong mộc nhĩ có thể hút các chất độc hại, làm sạch đường ruột.
Ngoài ra, mộc nhĩ còn có khả năng phân giải các chất khó tiêu như mùn gỗ, cát, kim loại tích tụ trong cơ thể. Đối với sỏi mật, sỏi thận, mộc nhĩ cũng có khả năng tán sỏi.
(Ảnh minh họa)
4. Rong biển
Các chuyên gia Đông y đã chỉ ra rằng, rong biển là thực phẩm có tính kiềm, giàu iốt có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa triglycerides trong máu.
Trong tảo biển còn chứa chất polysaccharide sunfat, có thể loại bỏ cholesterol tích tụ trên thành mạch máu, duy trì lượng cholesterol ở mức cho phép.
Ngoài ra, rong biển còn chứa chất alginate, với tác dụng tăng cường chất nhầy trong ruột giúp loại bỏ các chất độc hại, ngăn chặn cơ thể hấp thụ các kim loại nặng như chì, cadmium...
Rong biển còn có khả năng loại bỏ các nguyên tố phóng xạ trong cơ thể, giúp điều trị xơ vữa động mạch, ngăn ngừa táo bón.
(Ảnh minh họa)
5. Đu đủ
Chất papain và chymopapain có trong đu đủ được coi là enzyme tiêu hóa protein, có thể giảm mỡ máu, nhuận tràng, cải thiện hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, nếu muốn ăn đu đủ bạn chỉ nên ăn sau bữa cơm từ 1 – 2 giờ, ăn đu đủ ngay sau bữa ăn sẽ ko tốt cho dạ dày.
6. Táo
Người nước ngoài có câu ngạn ngữ: "Mỗi ngày ăn một quả táo, không phải gặp bác sĩ." Tác dụng rõ rệt nhất của quả táo là: hỗ trợ thúc đẩy thải độc tố trong đường ruột – hàm lượng axit galacturonic, pectin trong quả táo có khả năng làm giảm độc tố trong cơ thể.
Chất xơ hòa tan và hàm lượng vitamin phong phú của nó có tác dụng chống táo bón, giúp cho đường ruột hoạt động bình thường khỏe mạnh.
Hàm lượng chất chống oxy hóa trong vỏ táo rất phong phú có tác dụng làm giảm quá trình lão hóa, vì thế ăn táo nên ăn cả vỏ.
(Ảnh minh họa)
7. Sữa chua
Sữa chua không chỉ có hàm lượng canxi phong phú mà nó còn chứa các lợi khuẩn có tác dụng làm cân bằng các vi khuẩn trong đường ruột, kích thích nhu động ruột, giảm các bệnh về đường tiêu hóa.
Tuy nhiên cần phải chú ý, các loại sữa chưa hoa quả hoặc sữa chua đã pha loãng thành nước uống không tốt bằng sữa chua ăn thông thường.
(Ảnh minh họa)
8. Lạc
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh: lạc có tác dụng rất tốt đối với đường ruột. Đó là vì trong lạc có chứa rất nhiều cellulose hữu ích, có tác dụng nhuận tràng.
Ngoài ra, các chất axit phytic và sterol thực vật có trong lạc cũng có tác dụng làm tăng độ dẻo dai của ruột.
(Ảnh minh họa)
Tác giả bài viết: Hồng Thủy