Cuộc sống

Khi nào thì chườm lạnh hay nóng để giảm đau

Chườm lạnh có tác dụng chống viêm, giảm nhiệt trong các khớp, giảm sưng tấy, làm chậm quá trình truyển tải thông tin qua dây thần kinh, nhờ đó giảm đau nhanh hơn.


chuom 2206 1467861720
Ảnh minh hoa: News

Chườm nóng hoặc lạnh là phương pháp phổ biến được mọi người sử dụng khi bị chấn thương hoặc các cơn đau nhẹ. Đây là cách rất đơn giản và dễ áp dụng trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên câu hỏi "Khi nào nên chườm nóng, kiểu đau nào cần chườm lạnh?", không phải ai cũng trả lời được.

Bác sĩ Paul D’Alfonso, Trung tâm trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare giải thích: Chườm nóng là phương pháp điều trị cho các thương tổn đã xảy ra trên 48 tiếng đồng hồ, có tác dụng làm giãn mạch máu, mang máu vào khu vực tổn thương để kích thích chữa lành của các mô hỏng. Đối với các chấn thương về cơ xương khớp, chườm nóng không thực sự hiệu quả so với chườm lạnh. Nhiệt lạnh có tác dụng lâu trên hệ tuần hoàn hơn là nhiệt nóng. Tính chất giảm đau của nhiệt lạnh cũng sâu hơn nóng.

Trên thực tế hiện nay việc lựa chọn chườm nóng hay chườm lạnh thường chỉ theo cảm tính của bệnh nhân. Nhiều người gặp các chấn thương và bệnh về xương khớp thường thích chườm nóng hơn, thay vì cần phải chườm lạnh. Thói quen đó là do ảnh hưởng của y học cổ truyền Trung Quốc và tác dụng giảm đau phổ biến, giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên biện pháp này áp dụng sai bệnh gây ra những tác dụng không mong muốn. Chẳng hạn nguyên nhân các cơn đau mãn tính ở khớp và cơ bắp thường là tình trạng sưng tấy xung quanh khu vực đó. Nếu chườm nóng sẽ tăng thêm nhiệt tại các vùng bị thương cũng giống như bỏ thêm dầu vào lửa. Bạn sẽ lnóng các mô cơ, dẫn đến tăng nguy cơ thoái hóa sau một thời gian dài.

Trong trường hợp trên, chườm lạnh mang lại nhiều hiệu quả hơn. Nhiệt lạnh có tác dụng chống viêm, giảm bớt nhiệt độ trong các khớp, từ đó đẩy lùi các cơn đau nhức. Khi đau đớn, các cơ bắp sẽ tiết nhiều dịch hơn, gây áp lực và cảm giác căng tức khi cơ thể di chuyển. Trường hợp này nếu được chườm lạnh sẽ giảm sưng tấy, làm chậm quá trình truyển tải thông tin qua các dây thần kinh, nhờ vậy mà giảm các cơn đau.

Khi bệnh nhân bước qua giai đoạn phục hồi, có thể áp dụng chườm lạnh song song với các liệu pháp khác như tập thể dục. Trong trường hợp này, nhiệt lạnh giúp giảm đau và giảm căng cơ. Nếu các bài tập thể dục bạn đang thực hiện là một phần trong liệu trình điều trị bệnh thì chườm lạnh trước khi tập sẽ rất hữu ích. Khi ấy vừa có tác dụng giảm đau và giúp cử động xung quanh vùng bị tổn thương được thoải mái hơn.

Các phương pháp chườm lạnh

lanh 2494 1467861720
Bác sĩ Paul hướng dẫn một số phương pháp chườm lạnh phổ biến như sau:

Dùng khăn: Thấm ướt khăn bằng nước lạnh và vắt thật khô. Gấp khăn lại đặt trong túi nhựa để vào ngăm đá 15 phút. Lấy khăn ra khỏi túi nhựa rồi đặt chườm lên vùng bị thương hoặc đau.

Túi chườm đá: Cho nửa kg đá vào một túi nhựa hoặc túi chườm (bán tại các cửa hàng). Đổ thêm nước cho ngập đá. Đóng túi lại và đảm bảo bạn đã loại bỏ hết không khí trong túi. Quấn quanh túi bằng một chiếc khăn ẩm và đặt lên vùng tổn thương.

Túi chườm lạnh: Sử dụng túi có chứa hạt đậu Hà Lan hoặc hạt bắp đã cấp đông để chườm lên vùng tổn thương từ 10 đến 20 phút.

Trộn 3 cốc nước (710 ml) và một cốc 235 ml cồn isopropyl nồng độ 70% (còn gọi là rubbing alcohol, bán ở các hiệu thuốc). Cho tất cả vào một chiếc túi cấp đông, dán kín túi, đặt vào tủ đá. Đến khi dung dịch sệt lại dạng cháo thì lấy ra chườm. Khi dung dịch bắt đầu tan ra, bớt lạnh thì lại bỏ vào tủ đông.

Bạn cũng có thể mua loại túi chườm tái sử dụng được rồi đặt vào ngăn tủ lạnh. Một vài loại túi chườm được thiết kế có thể quấn quanh những vùng bị thương như cánh tay hoặc đầu gối. Túi này có bán sẵn tại một số hiệu thuốc hoặc cơ sở y tế.

Lưu ý: Sử dụng túi chườm đúng cách mang lại hiệu quả nhiều hơn dùng đá viên trực tiếp lên vùng bị thương. Do bề mặt túi mềm nên sẽ an toàn hơn khi tiếp xúc với vùng bị thương. Sử dụng đá viên thông thường sẽ tạo ra sự ngưng tụ hơi nước dễ làm ướt áo quần bệnh nhân, gây khó khăn trong quá trình trị liệu. Tốt nhất, bạn nên sử dụng túi chườm bán sẵn tại nhà thuốc hoặc cửa hàng y tế vì được thiết kế chuyên dụng, an toàn và giữ nhiệt lâu hơn so với đá thông thường. Trước khi chườm bằng bất kỳ chất liệu gì, hãy quấn một lớp khăn mỏng quanh túi chườm để khỏi bị bỏng lạnh, mỗi lần chườm khoảng 10 đến 20 phút.

Lưu ý khi chườm nóng và lạnh

chuom nong 3317 1467861720

Một số lưu ý khi chườm nóng và lạnh

- Không được chườm nóng hoặc lạnh lên trên vùng da quá nhạy cảm, vùng da tuần hoàn máu kém, khu vực đang bị nhiễm trùng.

- Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường không nên áp dụng phương pháp này.

- Không chườm lạnh lên phía trước cổ. Người bị bệnh tim không nên chờm lạnh lên vai bên trái.

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP